Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ bầu bị cảm cúm thì phải làm thế nào? Các phòng ngừa cảm cúm khi mang thai!

Người bình thường bị cảm cúm đã thấy mệt mỏi khó chịu rồi, mẹ bầu mà bị cúm thì còn “ác mộng” hơn. Vẫn đề là các mẹ bầu thường dễ bị cúm hơn người bình thường và trong thời gian bầu bí không được tùy tiện dùng thuốc nếu không muốn gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Nếu bị cảm cúm nặng còn có nguy cơ dẫ

Người bình thường bị cảm cúm đã thấy mệt mỏi khó chịu rồi, mẹ bầu mà bị cúm thì còn “ác mộng” hơn. Vấn đề là các mẹ bầu thường dễ bị cúm hơn người bình thường và trong thời gian bầu bí không được tùy tiện dùng thuốc nếu không muốn gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Nếu bị cảm cúm nặng còn có nguy cơ dẫn tới nhiều nguy cơ dị tật bẩm sinh, thậm chí sảy thai chính vì thế mà mẹ không thể chủ quan.   Triệu chứng cảm cúm khi mang thai Trong ba tháng đầu mang thai, nhiều bà bầu dễ bị mắc cảm cúm như một triệu chứng ốm nghén. Cảm cúm chính là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus cúm gây ra, khi bị cảm cúm mẹ bầu thường xuất hiện các triệu chứng sau: 1. Sốt cao khoảng 38-39 độ C. 2. Rét run, cảm giác ớn lạnh 3. Đau đầu, mệt mỏi 4. Đau họng, ho khan hoặc ho có đờm 5. Hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi 6. Mệt mỏi, đau nhức toàn thân, ăn không ngon miệng 7. Đau nhức cơ bắp, ăn không ngon miệng   Mẹ bầu cần làm gì khi bị cúm? Có một số nguyên tắc rất quan trọng mẹ bầu cần nhớ khi bị cúm: 1. Thứ nhất là không được “Mặc kệ để nó tự khỏi” : Cảm cúm mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng bội nhiễm gây sốt cao. Bà bầu sốt cao trên 38 độ, thai nhi có thể bị khuyết tật ống thần kinh hoặc gây kích thích co bóp tử cung gây sẩy thai. 2. Tự ý dùng thuốc: Khi có bầu không thể như lúc bình thường chạy ù ra tiệm thuốc mua thuốc cảm cúm về uống! Mỗi loại thuốc đều có một tác dụng phụ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu mẹ dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là: Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. - Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai. - Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật. 3. Đi gặp bác sĩ để tiến hành khám bệnh: Khi bị cúm, các mẹ cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết được tình trạng sức khỏe của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ về các điều trị thích hợp nhất.    Cách trị cảm cúm cho bà bầu 1. Nghỉ ngơi: Khi bị cảm cúm mẹ bầu nhất định phải nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức hay ở trong các môi trường thay đổi nhiệt độ sẽ càng dễ có nguy cơ biến chứng cảm cúm nhiều hơn. 2. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí: Nước muối sinh lý 0.9% dùng để vệ sinh mũi phải được bác sĩ tư vấn cho bà bầu. Ngoài ra, khi chăm sóc bà bầu giảm cảm cúm có thể tự pha dung dịch nước muối loãng (1/4 thìa muối trong một chén nước) để vệ sinh mũi. Đây là dung dịch không hóa chất và an toàn cho bà bầu. Cũng có thể pha một thìa muối vào một cốc nước ấm để bà bầu súc miệng. 3. Bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng: như soup, rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi đủ giúp củng cố sức khỏe, chống lại bệnh tật. Tỏi (với số lượng vừa phải) và thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, rau quả củ có màu vàng cam) cũng tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ bầu cũng có thể ăn cháo tía tô giải cảm đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. 4. Xông hơi: Đây là cách dân gian thường hay được áp dụng tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng mẹ bầu không nên xông hơi toàn thân vì khi ngồi trong chăn kín với nồi nước xông rất nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao có thể làm nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Thay vào đó mẹ bầu có thể chọn cách xông mũi bằng cách  đun sôi các loại lá như lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh…nồi lá xông chừng 3 – 5 phút sau đó mở hé nắp nồi cho hơi nóng tỏa ra dần dần, hãy hít thở thật đều mẹ sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm. 5. Hỗn hợp chanh và mật ong: Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm giúp trị ho, viêm họng. Các mẹ cũng có thể dùng trái quất + mật ong hấp lên để ăn giúp trị ho nhé. 6. Uống nhiều nước ấm: Uống nước rất quan trọng trong quá trình mang thai, cơ thể cần nhiều nước hơn bình thường để để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Đặc biệt trong thời gian bị cúm, uống đủ nước sẽ giúp tránh mất nước và khiến các dịch nhầy ở mũi dễ chảy ra ngoài và được làm sạch.   Phòng tránh cảm cúm cho mẹ bầu 1. Bổ sung Vitamin C: Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì thế trong thai kỳ bà bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin C có trong cam, chanh, bưởi, xoài, đu đủ, dưa đỏ…hoặc có thể uống bổ sung thêm viên C để nâng cao khả năng phòng bệnh. 2. Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm: Khi mang thai sức đề kháng của mẹ bầu thường kém hơn bình thường chính vì thế chị em nên tránh tiếp xúc với những người bị bệnh cảm cúm để đề phòng bị lây bệnh nhé. 3. Uống nhiều nước: Theo lời khuyên của các bác sĩ khi bị cúm bạn nên uống nhiều nước (có thể là nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp...), đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp mũi bạn được thông thoáng hơn. 4. Súc miệng nước muối: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì thế để phòng tránh cảm cúm, bạn nên súc miệng nước muối khoảng vài lần mỗi ngày nhé. Điều này còn giúp giảm viêm vọng và ngăn ngừa nhiễm trùng nữa đấy. 5. Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường: Đeo khẩu trang vừa giúp mẹ bầu bảo vệ da mặt trước ánh nắng mặt trời và tia cực tím, vừa có thể tránh bị các bệnh về đường hô hấp hoặc lây nhiễm virus từ môi trường xung quan, đặc biệt là virus cúm.  6. Rửa tay xà phòng: Sức đề kháng kém nên mẹ bầu cũng đừng quên thường xuyên rửa tay sạch sẽ nhé. Đây là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả bởi vi trùng gián tiếp trên tay bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với miệng và mắt bạn mà mắt thường không thể thấy được. 7. Giữ ấm cho cơ thể: Trong khoảng thời gian mang thai thời tiết nóng lạnh thất thường rất dễ bị cảm cúm. Mẹ bầu nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, không nên ngồi thẳng trước điều hòa, để nhiệt độ điều hòa quá thấp, thường xuyên ăn đồ lạnh, uống nước đá.. 8. Tiêm phòng cúm:  Để chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai các bà mẹ nên tiêm phòng cúm trước khi có thai và tuân thủ đúng thời gian phòng tránh để có thể bảo vệ tốt nhất cho bé yêu của bạn.