Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ ngủ thiếp đi trong khi đang bú: Mẹ có nên đánh thức con dậy?

Đã bao giờ mẹ đang cho bé bú mà thấy tốc độ mút sữa của con chậm dần rồi dừng hẳn vì con ngủ thiếp đi? Chắc hẳn trong đầu mẹ sẽ hiện ngay ra câu hỏi: Liệu bé đã ti đủ chưa? Có nên đánh thức con dậy cho ti tiếp không nhỉ?

Đã bao giờ mẹ đang cho bé bú mà thấy tốc độ mút sữa của con chậm dần rồi dừng hẳn vì con ngủ thiếp đi? Chắc hẳn trong đầu mẹ sẽ hiện ngay ra câu hỏi: Liệu bé đã ti đủ chưa? Có nên đánh thức con dậy cho ti tiếp không nhỉ?     Vì sao bé ngủ thiếp đi trong khi đang bú? Thông thường, trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 14 - 18 giờ mỗi ngày. Mỗi trẻ sơ sinh có thói quen khác nhau. Trong khi một số trẻ ngủ đúng giấc ăn đúng giờ, thì số khác có thể muốn ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn. Một số bé thậm chí không thể có thói quen đi ngủ đúng giờ trong 1 - 2 năm đầu tiên. Đặc biệt, một số bé sẽ cảm thấy buồn ngủ đến nỗi không thể cưỡng lại được khi đang bú sữa mẹ, thậm chí trước khi bú no. Nếu bé vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt, không có lý do gì khiến bố mẹ phải lo lắng cả. Tuy vậy, mẹ cũng cần biết một số lý do cơ bản có thể khiến bé ngủ thiếp đi trong khi đang bú mẹ như: - Bé có thể buồn ngủ do đã bú quá no. - Phản xạ tiết sữa của mẹ quá chậm khiến bé phải chờ đợi lâu trong lúc bú nên sinh ra buồn ngủ. - Ánh sáng quá chói hoặc âm thanh ồn ào, náo nhiệt xung quanh có thể khiến bé thấy mệt và buồn ngủ. - Bệnh vàng da cũng có thể là nguyên nhân khiến bé dễ buồn ngủ.     Làm sao để mẹ biết bé ngủ khi đã no hay chưa? Nếu bé ngủ thiếp đi trong khi đang bú, có lẽ băn khoăn lớn nhất của các mẹ là không biết con đã no chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận thấy bé đã bú no: - Ngực mẹ xẹp dần và mềm hẳn sau khi bé bú. - Bé nuốt sữa đều đặn sau một hoặc hai lần đầu kể từ khi ngậm vào ti mẹ. - Bé thả lỏng cơ thể, tay chân duỗi một cách thư giãn khi ngủ. Ngược lại, mẹ sẽ nhận thấy một số dấu hiệu con đang đói, chẳng hạn như: - Bé có động tác mút vú ngay cả trong khi đang ngủ hoặc tạo ra âm thanh giống như đang bú mẹ. - Bé bắt đầu đạp chân và nhấp nháy mắt. - Bé quay đầu qua lại để tìm vú mẹ.   Mẹ có nên đánh thức con dậy không? Nếu mẹ nhận thấy bé ngủ thiếp đi trong khi vẫn đang đói, mẹ có thể dùng một vài mẹo nhỏ để đánh thức bé dậy bú tiếp như:     - Nằm ở một tư thế thoải mái và để bé lên người mẹ. Sau đó, hãy cởi cúc áo và cho bé nằm lên sao cho da bé tiếp xúc da mẹ. Lúc này, mẹ nên nói nhỏ đánh thức con dậy. Bé sẽ từ từ thức dậy và tìm đến bầu vú của mẹ. Bé sẽ thức hoặc bú một ít và trở lại giấc ngủ. - Đôi khi, con không chịu thức dậy hay không mở mắt, mẹ có thể vắt một ít sữa lên ngón tay rồi nhẹ nhàng chà lên môi của bé. Khi nếm được sữa mẹ, bé sẽ thức dậy và bú sữa. - Hãy thử cù trên cổ, dưới cánh tay, bàn chân để làm bé nhột hoặc chạm vào tai để làm bé thức giấc. Tuy nhiên, mẹ lưu ý cách này có thể khiến bé khó chịu nhé! - Cởi bỏ bớt quần áo hoặc tháo tất chân cho thoáng mát cũng giúp bé tỉnh ngủ vì bé thích ngủ trong môi trường ấm áp. Tất nhiên, nếu trời lạnh thì mẹ cũng không nên áp dụng cách này. - Bật nhạc với âm lượng vừa đủ to để bé tỉnh giấc.     Ngoài cách đánh thức con khi bé ngủ thiếp đi, mẹ cũng nên biết các cách khác để giúp bé tỉnh táo hơn trong lúc bú mẹ, tránh tình trạng ngủ thiếp đi khi đang bú như: - Di chuyển đầu ti như thể mẹ đang sắp lấy ti ra khỏi miệng bé. Hành động này sẽ kích thích bé mút lại và từ đó giúp bé tỉnh táo hơn. - Mẹ ấn ngực cho sữa chảy ra nhanh hơn, giúp bé không buồn ngủ do phải đợi sữa mẹ lâu. - Đổi bên ngực cho bú khi bé bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ. Trường hợp mẹ đã cho bé bú cả hai bên ngực trong cùng một cữ bú, mẹ hãy ngừng lại và chơi đùa với bé một lúc rồi mới cho bé bú tiếp. *** Cuối cùng, nếu mẹ đã thử tất cả những cách trên mà vẫn thất bại, hãy để yên cho bé yêu chìm vào giấc ngủ và cho con bú lại khi bé thức giấc. Tất cả các bé dù bú sữa mẹ hay sữa công thức cũng đều ngủ nhiều trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, do vậy mẹ không cần quá lo lắng. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn thì có thể tham khảo thêm ý kiến từ các bác sỹ nhi khoa hoặc chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ nhé!