Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

【Thai kỳ 13 tuần tuổi】Mẹ bắt đầu thấy đôi giày của mình có vẻ không còn vừa vặn như xưa!

Chào mừng mẹ bắt đầu đến với tam cá nguyệt thứ hai. Đây chính là giai đoạn vàng trong thai kì của mẹ khi mẹ gần như luôn vui vẻ và giàu năng lượng. Thai nhi tuần 13 này có gì khác, chúng ta cùng tìm hiể mẹ nhé!

Chào mừng mẹ bắt đầu đến với tam cá nguyệt thứ hai. Đây chính là giai đoạn vàng trong thai kì của mẹ khi mẹ gần như luôn vui vẻ và giàu năng lượng. Thai nhi tuần 13 này có gì khác, chúng ta cùng tìm hiểu mẹ nhé! Tuần này, mẹ có gì khác? Về thể chất: - Mẹ bắt đầu thấy đôi giày của mình có vẻ không còn vừa vặn như xưa. Đó là do sự gia tăng của Progesterone trong cơ thể mẹ gây ra đấy. Và cũng sẽ không có gì bất ngờ nếu đến khi “lên bàn đẻ”, chân mẹ đã tăng lên từ nửa size đến một size giày. - Các tĩnh mạch căng lên làm mẹ có nguy cơ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi và chảy máu mũi. - Làn da của mẹ sẽ trở nên căng mọng, hồng hào hơn - Mẹ sẽ có cảm giác ngực nặng nề hơn, đau nhức hơn. Về mặt cảm xúc: - Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn cơ thể mẹ tràn ngập hormone và cảm giác dễ chịu, thư giãn với mọi thứ xung quanh. - Mẹ thỉnh thoảng lại ngó xuống xem có phải bụng mình to lên không rồi đôi lúc lại thấy hình như bụng mình bé lại. Mẹ yên tâm là hiện tượng này không phải do tử cung đâu, đây là do ruột mẹ phình ra và xẹp đi khi có hoặc đã đẩy phân/ khí thải ra khỏi cơ thể đấy. - Khi tâm trạng luôn vui vẻ, mẹ bắt đầu thấy sao mãi chưa đến ngày sinh nở nhỉ? Tuy vậy, mẹ hãy dành thời gian tận hưởng những ngày thư thái này nhé! Em bé phát triển ra sao? - Thai nhi tuần này đã có kích thước tương đương một quả đào với cân nặng khoảng 14-20g, chiều dài khoảng 6.5 đến 7.8 cm - Cử động tay và chân của bé nhiều hơn nhưng chưa có sự phối hợp nhịp nhàng. Mẹ sẽ sớm cảm nhận được những cử động này trong 1-2 tuần nữa. Dân gian vẫn hay gọi đây là hiện tượng thai máy. - Ba xương nhỏ trong tai bé bắt đầu hình thành. Từ giờ, bé đã bắt đầu có thể nghe thấy mẹ. - Chân bé đã dài hơn cánh tay, đầu không còn là bộ phận to nhất trên cơ thể. Cơ thể bé dài ra và không cuộn tròn lại nhiều như trước.   Mẹ nên làm gì? - Ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Mẹ nên ăn nhiều loại đồ ăn với các gia vị khác nhau. Điều này sẽ giúp bé dễ chấp nhận các loại mùi vị khi ăn dặm sau này, bé sẽ bớt kén ăn đấy mẹ ạ! Qua nước ối, bé có thể cảm nhận được vị của đồ mẹ ăn rồi đấy! - Thay đổi thói quen nằm ngủ để có thể thấy thoải mái hơn. Mẹ có thể cần đến sự hỗ trợ của gối ôm hoặc một chiếc gối chữ U chuyên dụng để nâng đỡ bụng cho bà bầu. - Đổi loại áo ngực mới có kích thước vừa vặn hơn, hạn chế các loại có gọng và mút dày vì chúng có thể khiến mẹ cảm thấy khó thở. - Sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da an toàn cho phụ nữ mang thai. Mẹ cùng tìm hiểu xem thai nhi tuần 14 ra sao tại đây nhé!