Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Làm sao để dạy trẻ biết chia sẻ, không phải ép trẻ chia sẻ

Bạn có biết rằng thay vì dạy trẻ biết chia sẻ, chúng ta thường đang làm theo hướng ép trẻ chia sẻ?

Bạn có biết rằng thay vì dạy trẻ biết chia sẻ, chúng ta thường đang làm theo hướng ép trẻ chia sẻ? Vậy làm sao để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ một cách tự nguyện, vui vẻ mà không tạo nên cảm xúc tiêu cực trong trẻ? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé! Vì sao cần dạy trẻ biết chia sẻ? Không ít ba mẹ rơi vào tình huống khó xử khi 2 đứa trẻ đang chơi, một đứa đòi đồ chơi của bạn. Bé kia cũng không chịu nhường và khăng khăng đòi lại bằng được. Một số hành động ba mẹ thường làm như sau: Nói với bé lớn: “Con nhường em nhé” rồi lấy đồ chơi đưa cho bé nhỏ hơn Dụ lấy đồ chơi của bé này đưa cho bé kia rồi cho bé này một món đồ chơi khác Cất đồ chơi đu và không cho bé nào chơi. Để 2 bé tự quên và chơi món khác. Nói với bé đang đòi là không được đòi. Đây là đồ chơi của bé kia Dĩ nhiên các cách này có thể tạm thời dừng ngay cuộc tranh giành đồ chơi của 2 bé. Tuy nhiên, trẻ vẫn không thể hiểu vai trò của mình trong tình huống này là gì. Và sau đó trẻ vẫn tiếp diễn. Bởi vì trẻ không nhận được một bài học giáo dục nào qua cách xử lý này của ba mẹ. Khái niệm chia sẻ với trẻ bằng 0 nếu không được dạy Mọi đứa trẻ chưa nhận thức được sự tồn tại của khái niệm nhường/ chia sẻ tình thương hay đồ vật. Do đó, trẻ không hiểu được tại sao phải nhường em bé hơn. Tại sao cái này của bạn mà con không được chơi… Với trẻ, những thứ tồn tại ở thời điểm khi đang chơi/ thưởng thức là một sự hiện diện. Sự hiện diện này thường đi kèm với cảm xúc vui, lạ, hạnh phúc… Nếu như mất đi sự hiện diện này, trẻ cần phải đi tìm lại. Nếu sự hiện diện nằm ở chỗ một đứa trẻ khác, trẻ sẽ lấy lại. Do đó, việc trẻ đang chơi một món đồ nào đó, mà bị đứa trẻ khác lấy đi thì việc trẻ giành lại đồ chơi là điều dễ hiểu. Cách dạy con biết chia sẻ 1. Chọn thời điểm để can thiệp Khi 2 bé chỉ mới bắt đầu có tranh cãi. ba mẹ đừng nên can thiệp sớm quá và cũng đừng đợi đến khi 2 bé cắn/ đánh nhau đến khóc. Bởi vì khi đó sẽ có nhiều cảm xúc đan xen vào nhau. 2. Dạy trẻ chia sẻ qua bài học về “cách đợi” Bài học về “cách đợi” khi chơi đồ chơi cùng bạn Bạn nói lớn: “Nào, 2 con im lặng nào, chúng ta cùng chơi cái này với nhau được không?” Nói với bé đang cầm món đồ chơi: “Tom, con đưa món đồ chơi sang tay mẹ nhé! Bạn dùng 2 tay nhận món đồ chơi từ bé và nói: “Được rồi, mẹ nhận đồ chơi của con rồi nhé. Mẹ đang cầm đây, con có thấy không, con có thể cầm nó bây giờ” Bạn quay sang bé đòi đồ chơi và nói: “Tim, mẹ đưa con cầm đồ chơi này nhé! Con đưa hai tay ra nào” Bạn dùng 2 tay đặt món đồ vào tay của Tim và nói: “Được rồi, đồ chơi ở tay Tim rồi, mẹ sờ nó nhé, Tom con sờ nó không?” “Tom, con nhận đồ chơi nhé. Tim ơi con dùng 2 tay đưa đồ chơi cho Tom giúp mẹ nhé!” Khi Tom nhận đồ chơi, bạn nói tiếp: ” Mẹ có thể sờ nó và Tim con có muốn sờ nó không?” Thế là bạn cứ lặp đi lặp lại 1-3 lần nữa như vậy. Đó là cách dạy trẻ biết chia sẻ thông qua bài học về cách đợi. Bạn có thể áp dụng bất cứ khi nào có mâu thuẫn. Trong lúc áp dụng nếu có bé nào giành đồ chơi. Thì bạn lại lấy lại và giữ để cho 2 bé cùng sờ.   👉 Follow Map tại: 📌 Website: mapforkid.com 📌 Instagram: @mapforkid 📌 Fanpage: Map For Kid - Làm mẹ dễ dàng