Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh

Vợ chồng bạn đang lên kế hoạch sinh con? Nếu có kế hoạch này, bạn hãy đọc ngay bài viết chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị trước khi mang thai mà chúng tôi giới thiệu ngay sau đây nhé.

Vợ chồng bạn đang lên kế hoạch sinh con? Nếu có kế hoạch này, bạn hãy đọc ngay bài viết chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị trước khi mang thai mà chúng tôi giới thiệu ngay sau đây nhé. Tổng hợp những kinh nghiệm chuẩn bị mang thai mẹ nên biết để có thai kỳ khỏe mạnh Để có một tâm lý tốt và sẵn sàng cho một một kỳ thai khỏe mạnh thì mẹ cần chuẩn bị những gì? Khám sức khỏe trước khi mang thai Những khuyết tật ở thai nhi là điều không mẹ bầu nào mong muốn, đặc biệt là phụ nữ mang thai lần đầu. Vì vậy trước khi mang thai, mẹ cần đi kiểm tra sức khỏe tổng quát tại bệnh viện có chuyên gia sản khoa để được thăm khám tình trạng mạch, huyết áp, tình trạng thiếu máu và các bệnh lý nếu có để được tham vấn và điều trị sớm, kịp thời, dứt điểm, tránh làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Đặc biệt bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, cũng như các bệnh lý di truyền xảy ra, bà bầu còn có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt, được tư vấn dinh dưỡng phù hợp để tăng cơ hội mang thai an toàn và giúp em bé khỏe mạnh hơn. Để có kết quả khám chính xác, thuận tiện cho mẹ đi tiêm phòng, kinh nghiệm chuẩn bị mang thai khi đi khám sàng lọc cho mẹ là nên đi khám vào khoảng 3-6 tháng trước khi mang thai. >>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt  Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý tiêm phòng trước khi mang thai, gồm có: Viêm gan B Cúm Sởi- Quai bị- Rubella Thủy đậu Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván Human papillomavirut (HPV) >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp bổ sung sắt axit folic ngừa dị tật bẩm sinh Những điều kiêng kỵ bà bầu nên tránh khi mang thai Để có thai kỳ khỏe mạnh bình an thì những điều kiêng kỵ mẹ nên tránh sau: Không uống rượu, bia, các chất kích thích và tránh tiếp xúc các chất độc hại như khói thuốc lá, sơn,… Tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi và các tác nhân gây căng thẳng. Tránh thừa cân dẫn đến nguy cơ mẹ béo phì hoặc tiểu đường. Không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Không đi giày cao gót. Không tắm hơi hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng. >>Xem thêm: tác dụng phụ của thuốc sắt cho bà bầu Bổ sung đầy đủ vi chất trước khi mang thai cho mẹ bầu Khi mang thai mẹ có nhu cầu dưỡng chất cao hơn nhiều nên tốt nhất cả hai vợ chồng nên bổ sung đầy đủ vi chất từ trước khi amng thai, điều này cũng sẽ làm tăng khả năng thụ thai. Mẹ tham khảo và bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu sau: Axit folic: Rất quan trọng cho cơ thể phụ nữ vì nó tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu, giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Mẹ nên bổ sung axit folic cho bà bầu trước mang thai khoảng 3 tháng và bổ sung khoảng 400 mcg/ngày.  Sắt: Có vai trò tạo máu để cung cấp oxy cho thai nhi. Bổ sung sắt làm giảm nguy cơ thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên bổ sung không quá 45 miligam mỗi ngày trong thời kỳ mang thai để hỗ trợ tăng máu cho cả mẹ và thai nhi. Canxi: Bổ sung canxi đủ và đúng liều lượng là hết sức cần thiết, vừa giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật, tránh loãng xương vừa giúp thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên, chú ý không bổ sung sắt và canxi cho bà bầu cùng lúc, vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt,… DHA: Cung cấp đủ liều lượng DHA hàng ngày giúp mẹ bầu duy trì cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và tăng cường phát triển thần kinh, não bộ giúp bé thông minh, phát triển khỏe mạnh. >>Xem thêm: thuốc canxi cho bà bầu loại nào tốt Mẹo và lời khuyên trên sẽ giúp giải quyết được những lo lắng và khó khăn cho Mẹ trước, trong quá trình mang thai, sinh nở, và quá trình nuôi dưỡng trẻ thời kỳ đầu. Chúc mẹ chuẩn bị tốt mọi thứ để mau chóng có tin vui nhé!