Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Các biện pháp phòng tránh thai: Cấy que tránh thai

Trong phần trước của chuỗi bài này, Mamibuy đã giới thiệu đến các mẹ phương pháp đặt vòng tránh thai. Phần này, Mamibuy sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp Cấy que tránh thai.

Trong phần trước của chuỗi bài này, Mamibuy đã giới thiệu đến các mẹ phương pháp đặt vòng tránh thai. Phần này, Mamibuy sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp Cấy que tránh thai.   Cấy que tránh thai là gì? Cấy que tránh thai hay còn gọi là que Implanon là việc đưa que có chưa hormone etonogestrel vào cơ thể. Loại hormone này có tác dụng là ức chế sự rụng trứng và tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung. Từ đó, hạn chế khả năng tinh trùng kết hợp được với trứng.   Ưu điểm của que tránh thai  - Đối tượng sử dụng rộng - Thời gian tránh thai kéo dài 3 năm - Thời gian thực hiện nhanh chóng, tháo que ra dễ dàng   Nhược điểm của que tránh thai - Không ngăn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục - Vùng da cấy que có thể bị bầm tím một thời gian sau khi cấy - Cấy que có thể gây ra các tác dụng phụ như vô kinh hay rong kinh, tăng cân, mụn nhọt, chóng mặt buồn nôn, dễ mệt mỏi, căng thẳng, giảm ham muốn… Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian - Chi phí khá cao   Thời điểm thích hợp để cấy que tránh thai Que tránh thai có thể cấy được bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, để đạt được chất lượng và hiệu quả tốt nhất, bác sĩ/nhân viên y tế sẽ tư vấn cho mẹ thời gian thực hiện như sau : - Ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt - Ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 sau khi sử dụng thuốc có nội tiết kết hợp - Bất cứ lúc nào nếu như mẹ đang tiêm hoặc uống thuốc tránh thai có chứa progestin - 3 tháng đầu sau khi sảy hoặc nạo hút thai - Sau 6 tuần kể từ khi sinh con   Đối tượng sử dụng - Que cấy tránh thai có thể sử dụng cho rất nhiều đối tượng bao gồm mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi, người bị u xơ tử cung, người mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp … - Không sử dụng với phụ nữ có thai và bệnh nhân ung thư vú - Phụ nữ có hiện tượng ra máu âm đạo bất thường chưa được chuẩn đoán nguyên nhân cần được kiểm tra kỹ trước khi cấy que   Cách tiến hành - Nhân viên y tế tư vấn rõ về cơ chế, tác dụng, ưu nhược điểm của phương pháp tránh thai - Khám sức khỏe tổng quát và khám phụ khoa để phát hiện khối u sinh dục, loại trừ khả năng mang thai, ra máu không rõ nguyên nhân, xét nghiệm chức năng gan, bilan lipid, Pap’s mear và siêu âm phụ khoa - Sát trùng vùng da định cấy (mặt trong của tay không thuận) - Gây tê vùng định cấy dọc đường cấy - Đặt que cấy vào khu vực cấy - Kiểm tra lại que cấy dưới ra, băng lại và tháo băng sau 24 giờ.   Lưu ý sau khi cấy que : - Không quan hệ tình dục trong 24 giờ đầu kể từ khi cấy que - Tránh vận động mạnh ở cánh tay chưa que cấy trong thời gian đầu vừa cấy que để tránh việc que cấy bị trôi đi - Khi thấy chóng mặt, buồn nôn, đau đầu không chịu được sau khi cấy que, cần quay lại trung tâm y tế để được hỗ trợ - Quá thời gian 3 năm, cần tháo que cũ và cấy que mới để đảm bảo không có thai ngoài ý muốn.   Cấy que tránh thai Implanon là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả, tuy nhiên lại có giá thành cao cùng một số tác dụng phụ đi kèm. Các mẹ hãy cân nhắc lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp nhé! Bài viết sau, Mamibuy sẽ giúp các mẹ hiểu kỹ hơn về thuốc tránh thai nhé!