Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Thực phẩm cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi: 10 nên, 12 không nên

khi trẻ bắt đầu bước sang độ tuổi ăn dặm thì rất nhiều mẹ băn khoăn thực phẩm nào có lợi cho con, thực phẩm nào có hại cho con. Vì vậy mà "10 nên và 11 không nên" hôm nay mẹ Muối chia sẻ sẽ có thể gỡ rối cho các mẹ phần nào trăn trở trong hành trình nuôi con. 

khi trẻ bắt đầu bước sang độ tuổi ăn dặm thì rất nhiều mẹ băn khoăn thực phẩm nào có lợi cho con, thực phẩm nào có hại cho con. Vì vậy mà "10 nên và 12 không nên" hôm nay mẹ Muối chia sẻ sẽ có thể gỡ rối cho các mẹ phần nào trăn trở trong hành trình nuôi con.    Thực phẩm nên cho trẻ ăn 1. Cá thu Ăn 4 bữa/tuần có thể cung cấp đủ omega-3 giúp trẻ tăng trưởng. Ngoài ra có thể thay đổi bằng: cá hồi, cá chép, lươn…     2. Trứng Trẻ có thể ăn 1 lòng đỏ trứng mỗi ngày. Luộc kĩ hoặc chiên kĩ. Trẻ thừa cân nên hạn chế trứng chiên, trẻ thiếu cân thì ngược lại. Tốt nhất chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng.   3. Thịt xay nhuyễn (gà, bò…) Trẻ trên 7 tháng tuổi nên thêm thịt xay nhuyễn vào khẩu phần của bé. Có thể cho thêm sữa mẹ, rau xanh để xay cùng.     4. Lá rau chùm ngây Chọn phần lá non, có thể nấu canh hoặc luộc rồi băm nhuyễn rắc trên thức ăn. Trẻ chậm lớn nên ăn 2 bữa/ ngày, 2-3 ngày/tuần.     5. Khoai lang Trong khoai lang giàu beta-carotene, khi vào cơ thể được chuyển thành vitamin A hỗ trợ sự phát triển của mắt, da, hệ miễn dịch và sự phát triển bình thường của trẻ.   6. Củ cải đường Nướng hoặc hấp cho đến khi mềm rồi nghiền nát cho trẻ. Tốt nhất cho trẻ trên 11 tháng tuổi.   7. Bơ Trộn bơ với 1 ít sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi nhuyễn.   8. Ngũ cốc Nên cho trẻ ăn các loại ngũ cốc nhiều sắt (bột yến mạch, lúa mạch…).     9. Sữa chua Chọn sữa chua không đường, không pha hương liệu. Tốt nhất nên cho trẻ ăn sữa chua là 9 tháng tuổi trở lên.     Thực phẩm không nên cho trẻ ăn 1. Trứng Trứng sống hoặc “lòng đào” tuyệt đối không cho trẻ ăn.   2. Cá giàu thủy ngân Tránh cho trẻ ăn các loại cá giàu thủy ngân (cá vược, cá mập, cá kiếm…)     3. Hải sản có vỏ Không nên cho trẻ ăn các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc,… vì dễ gây dị ứng.     4. Đậu phộng Thực phẩm này khiến trẻ dễ bị hóc, nghẹn   5. Ăn nhiều chất xơ Nên bổ sung chất xơ cho trẻ. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất khác, mặt khác ruột của trẻ sơ sinh còn yếu. Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ quá cao (một số loại bánh mì: bánh mì đen…) khiến bé bị đầy bụng.   6. Khoai tây chiên Chứa nhiều chất béo và calo có thể gây viêm dạ dày và béo phì. Chứa lượng muối nhiều nên khi cho trẻ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương, dẫn đến các bệnh về tim mạch.     7. Pate Món này khiến trẻ dễ bị ngộ độc.     8. Dâu, nho, bỏng ngô, các thực phẩm cứng: các loại hạt, hoa quả khô, bánh kẹo, rau củ sống…     9. Phô mai mềm     Nên thay bằng phô mai cứng, kem phô mai.   10. Mật ong Trẻ dễ bị ngộ độc.     Thức uống nên cho trẻ dùng Sữa mẹ Khỏi phải giải thích nhiều về công dụng của sữa mẹ đối với trẻ. Còn gì tuyệt vời hờn khi mẹ duy trì cho con bú trong 24 tháng đầu đời.     Thức uống không nên cho trẻ dùng 1. Sữa bò Gây đầy bụng, khó tiêu. Mặt khác thận trẻ còn yếu.     2. Uống nhiều nước ép trái cây Bé từ 6 tháng tuổi có thể uống một lượng nhỏ nước ép trái cây. Tuy nhiên uống nhiều sẽ giảm khả năng hấp thụ sữa mẹ cũng như các loại thực phẩm khác. Mặt khác có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy cho bé.     Tuyệt đối không cho bé uống các loại nước ép công nghiệp, nước có ga, soda…