Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CỦA TRẺ SUY DINH DƯỠNG MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực và trí tuệ của con. Mẹ cần chuẩn bị chế độ ăn uống như thế nào để trẻ không bị suy dinh dưỡng luôn là nỗi trăn trở của các cha mẹ. Vậy khi xây dựng chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần lưu ý những gì?

Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực và trí tuệ của con. Mẹ cần chuẩn bị chế độ ăn uống như thế nào để trẻ không bị suy dinh dưỡng luôn là nỗi trăn trở của các cha mẹ. Vậy khi xây dựng chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần lưu ý những gì? 1. Trẻ bị suy dinh dưỡng do đâu? Trẻ suy dinh dưỡng (ảnh minh họa) Để xây dựng một chế ăn uống cho trẻ phù hợp, các bố mẹ cần xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng là gì. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, có thể kể đến như: Trẻ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng như: bệnh về tiêu hóa, bệnh về đường hô hấp, biến chứng sau khi nhiễm bệnh… Nguyên nhân do điều kiện gia đình, cha mẹ không có đủ khả năng cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng đa dạng cho trẻ, trẻ bị thiếu chất, lâu dần sẽ bị suy dinh dưỡng. Phương pháp cho trẻ ăn uống chưa phù hợp, chưa cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn phát triển, lượng thức ăn mỗi bữa không đủ để trẻ lớn lên khỏe mạnh. Tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài,… 2. Cách nhận biết trẻ suy sinh dưỡng Trẻ suy dinh dưỡng có biểu hiện như: cân nặng sụt giảm nhanh chóng, chậm phát triển, sức đề kháng kém nên cơ thể thường mắc nhiều chứng bệnh… Cụ thể như sau: Cơ thể không mập mạp, gầy gò, nhỏ bé, cụ thể là teo lớp mỡ dưới cánh tay, bụng, chân, thịt nhão không săn chắc. Da tái nhợt, xanh xao, thiếu sức sống, tóc dễ gãy rụng. Trẻ từ giai đoạn sơ sinh cho đến 5 tuổi thường tăng cân đều nếu phát triển bình thường. Trong khi bé suy dinh dưỡng sẽ không tăng cân, thậm chí sụt cân nhanh chóng. Khả năng ăn uống giảm, trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện, đại tiện có những biểu hiện ra phân sống, tiêu chảy, táo bón… Nghiêm trọng hơn sẽ kèm theo những biểu hiện như: mờ mắt, quáng gà, khô giác mạc, cơ thể bị phù, teo đét và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của não. 2. Xây dựng chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần lưu ý những gì? Với những trẻ suy dinh dưỡng lâu ngày, bé chậm tăng cân và chậm lớn, tốt nhất mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng đúng cách, mẹ cần lưu ý một số điều sau khi xây dựng chế độ ăn cho con tại nhà: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé Mẹ nên xây dựng thực đơn khoa học và đủ chất để đảm bảo sức khỏe cho bé Trẻ bị suy dinh dưỡng phần lớn là do bị thiếu chất. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong bữa ăn hằng ngày là điều rất cần thiết. Trong khẩu phần ăn cần đảm bảo có đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, đạm, vitamin và chất béo. Tùy từng độ tuổi của con mà mẹ  áp dụng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng khác nhau. Ngoài ra, một lưu ý khá quan trọng nữa đó là không được ép bé ăn. Nhiều mẹ thấy con suy dinh dưỡng, thấp còi càng sốt ruột mà muốn ép con ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này là sai lầm. Bởi những bé bị suy dinh dưỡng vốn kén ăn, khó ăn, nếu mẹ càng ép bé càng thấy sợ và không muốn ăn, không hợp tác, khiến tình trạng bé biếng ăn ngày càng nghiêm trọng hơn. 2. Nên nấu cháo cho bé đặc hơn Thực tế cho thấy, cháo càng loãng càng nhiều nước thì thành phần dinh dưỡng càng giảm. Do đó, nếu bé ăn cháo quá loãng sẽ khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất và nhanh đói. Vì vậy mẹ nên nấu cháo với độ đặc vừa phải sẽ giúp bé ăn no lâu hơn. Tuy nhiên, cũng không được nấu đặc quá sẽ khiến bé khó ăn và khó tiêu. 3. Thêm dầu mỡ vào thực đơn hằng ngày của bé   Tăng dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ suy dinh dưỡng Lưu ý đầu tiên trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là bổ sung chất béo, dầu mỡ vào đồ ăn của trẻ. Năng lượng do dầu mỡ cung cấp nhiều hơn gấp đôi các nhóm chất khác nên rất có lợi cho trẻ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, omega-3 trong dầu thực vật còn rất tốt cho sự phát triển não bộ và mắt. Trong mỗi bát cháo hoặc cơm của con, mẹ nên cho khoảng 1 – 2 thìa dầu thực vật, tương đương với lượng 5 – 10 gram để bổ sung chất béo cho bé. Chất béo sẽ giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin D, E tốt hơn để tham gia vào quá trình trao đổi chất và phát triển của hệ xương 4. Chế biến và trang trí món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng đa dạng hơn Mẹ biết đấy, khẩu vị của trẻ rất nhạy cảm, nếu các món ăn cứ lặp lại nhiều lần rất dễ gây nên nhàm chán, biếng ăn lâu ngày khiến bé dễ suy dinh dưỡng. Do đó, việc thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng cách chế biến sẽ giúp trẻ bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết, cân đối dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, những hình thù sinh động từ cây cỏ, hoa lá, động vật, nhân vật hoạt hình… luôn thu hút được sự chú ý của trẻ nhỏ. Điều này đã được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên áp dụng trong bữa ăn hằng ngày của trẻ suy dinh dưỡng. Bởi vì trẻ em thường ăn bằng mắt, một khi món ăn được trang trí đẹp sẽ trở nên hấp dẫn với trẻ, làm tăng giác ngon miệng. 5. Cho bé suy dinh dưỡng uống sữa mỗi ngày Cho bé suy dinh dưỡng uống sữa mỗi ngày Sữa là thức ăn phụ rất tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi vì nó mang giá trị dinh dưỡng cao: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên cho bé suy dinh dưỡng dùng 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên dùng sữa để thay thế hoàn toàn bữa chính trong ngày của các bé đâu mẹ nhé!  Hy vọng với các thông tin trên đây sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ hiệu quả. Chúc các bé khỏe mạnh và mau lớn!