Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ ăn ngậm do đâu? Cách cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiều quả

Mỗi khi tới bữa ăn, trẻ chỉ ngậm không chịu nhai, nuốt thức ăn, khiến bố mẹ rất lo lắng. Do đó, mẹ cần tìm hiểu được nguyên nhân trẻ ăn hay ngậm do đâu? Để từ đây có những cách cải thiện cho bé ăn ngon miệng hơn nhé.

Mỗi khi tới bữa ăn, trẻ chỉ ngậm không chịu nhai, nuốt thức ăn, khiến bố mẹ rất lo lắng. Do đó, mẹ cần tìm hiểu được nguyên nhân trẻ ăn hay ngậm do đâu? Để từ đây có những cách cải thiện cho bé ăn ngon miệng hơn nhé. 1. Trẻ ăn ngậm do đâu? Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến thói quen ăn ngậm không tốt của bé, mẹ cùng tìm hiểu xem bé nhà mình thuộc trường hợp nào nhé. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khiến trẻ ăn không ngon Trẻ biếng ăn trong thời gian dài hoặc khẩu phần ăn hàng ngày chỉ ăn thiên lệch một số chất do sơ thích hoặc cách mẹ chuẩn bị khiến trẻ bị thiếu các như sắt, kẽm, magie, lysin, chất xơ, đặc biệt là vitamin nhóm B làm trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Trẻ đang ốm bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bé Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như viêm họng, sốt mọc răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón… thì đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn ngậm. Do cơ thể trẻ lúc này mệt mỏi, vị giác kém hơn, ăn không ngon miệng hoặc khi nhai nuốt trẻ bị đau. Thói quen xấu khi ăn khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn Việc bật các chương trình hoạt hình, quảng cáo trên tivi, điện thoại cho trẻ xem để mẹ dễ dàng cho trẻ ăn hơn và dụ trẻ ăn được nhiều hơn có thể chỉ phát huy tác dụng được trong một vài bữa ăn đầu. Dần dần sau đó, trẻ sẽ bị phụ chỉ ăn khi được xem tivi, điện thoại. Thói quen này khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng do không tập trung thưởng thức hương vị món ăn, kéo dài dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Chế độ ăn nhàm chán, không phù hợp khiến trẻ biếng ăn, ăn hay ngậm Món ăn lặp lại nhiều lần hoặc đôi khi mẹ nấu một nồi cháo để bé ăn cả ngày sẽ khiến trẻ không muốn ăn. Thêm vào đó, nếu món ăn không hợp khẩu vị của bé như có mùi vị quá nồng, món ăn quá mặn hoặc quá nhạt, cách chế biến quá kĩ, hoặc đồ ăn quá dai, cứng… khiến trẻ chỉ ngậm thức ăn trong miệng. Đặc biệt, với trẻ trên 1 tuổi khi đã có đủ răng cửa và răng hàm, để bé ăn đồ ăn xay nhuyễn quá lâu sẽ làm cho trẻ bỏ qua giai đoạn tập nhai, chậm biết nhai hoặc tệ hơn là bé có thói quen lười nhai, chỉ ngậm thức ăn. Tâm lý không thoải mái khiến trẻ đối phó bằng cách ngậm thức ăn Nhiều mẹ với tâm lý lo lắng nếu con quá biếng ăn, ngậm ăn mãi thì sẽ không lớn được. Vậy nên, mẹ dùng nhiều biện pháp từ dỗ dành đến quát nạt, ép dọa con ăn. Mỗi bữa ăn như là một ” cuộc chiến ” giữa hai mẹ con vậy. Tùy nhiên, càng ép trẻ ăn trẻ càng có tâm lý sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn, lảng tránh hoặc đối phó với mẹ bằng cách ngồi ngậm thức ăn, không chịu nhai nuốt. Thời gian biểu các bữa ăn trong ngày của trẻ không hợp lý Trẻ nhỏ đang tuổi phát triển nên cần hấp thu nhiều dinh dưỡng. Nhưng không có nghĩa là lúc nào mẹ cũng nhồi nhét con ăn. Như vậy khiến bé không có cảm giác đói bụng, thèm ăn mà trái lại thức ăn chưa kịp tiêu hóa gây đầy bụng, trẻ lười không muốn ăn thêm nữa vào bữa tiếp theo. 2. Cách cải thiện tình trạng trẻ ăn ngậm hiều quả Dưới đây là những gợi ý phương pháp cải thiện tật ăn ngậm giúp trẻ lấy lại được cảm giác ngon miệng và chủ động hơn trong ăn uống. Mẹ cùng tham khảo ngay nhé. Nếu trẻ đang có vấn đề về sức khỏe, mẹ cần theo dõi và đưa bé đi thăm khám điều trị kịp thời để chữa dứt điểm tình trạng ốm bệnh. Nhờ vậy mà trẻ khỏe mạnh và ăn ngon miệng hơn. Thời gian bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài trong khoảng 30 phút. Trong thời gian này, mẹ hãy nói không với tivi – điện thoại – đồ chơi để giúp bé chỉ tập trung ăn và cảm nhận món ăn thôi nhé. Chia nhỏ bữa ăn và chuẩn bị khẩu phần ăn mỗi bữa vừa sức cho trẻ là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Mẹ luôn tôn trong quyết định của bé nếu bé muốn ăn thêm hay dừng lại khi đã no nhé. Lên thực đơn phong phú đa dạng, thay đổi thực đơn hàng tuần để trẻ luôn có món ăn mới, không bị nhàm chán mối khi tới bữa ăn. Kết hợp nhiều loại thực phẩm và các cách chế biến khác nhau giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Tập cho bé cách dùng thìa, dĩa hay đũa để tự chủ trong ăn uống. Để bé tham gia bữa ăn cùng gia đình khiến tâm lý trẻ được vui vẻ và hòa đồng cũng mọi người trong bữa ăn. Bé sẽ rất thích nếu được các thành viên trong gia đình khen ngợi và khích lệ trẻ mỗi khi trẻ tự ăn hay mạnh dạn thử món ăn mới đó. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ, nâng cao sức khỏe cho bé. Khi trẻ biếng ăn, ăn hay ngậm thường có nguy cơ cao thiếu hụt các vi chất thiết yếu như: canxi, kẽm, lysine, vitamin D, vitamin nhóm B… nên việc bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Lưu ý, mẹ nên ưu tiên chọn lựa cho bé những sản phẩm có thành phần chiết xuất từ tự nhiên như Amomum fruit – dạng thảo mộc lành tính, hỗ trợ tiêu hóa để bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững, từ đó giúp bé có thể trạng tốt. Thêm vào đó, mẹ cần sáng suốt tìm hiều và chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thương hiệu uy tín để đảm bảo cho sức khỏe của bé nhé. Chúc các bé yêu luôn ăn ngoan, khỏe mạnh và phát triển toàn diện!