Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Thực phẩm mẹ nên và không nên cho trẻ ăn khi trẻ bị nhiệt miệng

1. Thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn khi trẻ bị nhiệt miệng

1. Thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn khi trẻ bị nhiệt miệng Khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm sau đây: Giải độc cơ thể với rau diếp cá và rau má Cho trẻ bị nhiệt miệng ăn rau má Rau diếp cá và rau má là 2 loại rau giúp giải độc cơ thể khá hiệu quả. Vì thế, mẹ có thể nấu nước từ hai loại rau này hoặc dùng để nấu canh cho con ăn. Khi đó, sẽ giúp bé thanh lọc cơ thể tốt hơn và cải thiện hiệu quả tình trạng nhiệt miệng ở bé. Cho trẻ bị nhiệt miệng ăn sữa chua Sữa chua vừa là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả. Trong sữa chua chứa nhiều thành phần dưỡng chất, vitamin, lợi khuẩn giúp tăng đề kháng cho trẻ chống lại các vi khuẩn gây hại. Cho nên, mẹ hãy cho bé ăn sữa chua hàng ngày, mỗi ngày 1 hộp để các bé cải thiện tình trạng nhiệt miệng của bé nhé. Cà chua giàu dưỡng chất giúp chống viêm hiệu quả Cà chua là một trong những thực phẩm tốt cho trẻ nhiệt miệng có công dụng chống viêm và giảm đau tuyệt vời. Bởi trong nó chứa carotenoid và bioflavonoid 2 chất có khả năng trị viêm rất tốt. Do đó, khi trẻ bị nhiệt miệng ăn gì cho mát? Mẹ hãy nấu canh cà chua cho con ăn hoặc cho con uống nước ép cà chua để giúp những vết loét mau lành hơn. Đồng thời, chúng cũng giúp giảm thiểu tối đa những vết lở trong miệng bé bị viêm loét nặng hơn. Rau ngót và rau mồng tơi lành tính tốt cho trẻ nhiệt miệng Mẹ cho trẻ bị nhiệt miệng ăn gì cho mát? Mẹ hãy cho con ăn canh rau rau ngót và rau mồng tơi nhé. Bởi rau ngót và rau mồng tơi là những loại rau lành tính và giải nhiệt cơ thể khá tốt. Với những bé bị nhiệt miệng, mẹ đừng quên thêm các loại rau này vào thực đơn hàng ngày cho bé nhé. 2. Một số thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi con bị nhiệt miệng   Thực phẩm cay nóng Mẹ cần hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng như: tỏi, gừng, tiêu,… khi chế biến món ăn cho con. Vì những món ăn đó sẽ gây ra tình trạng nóng trong, giảm chức năng thải độc và làm cho tình trạng nhiệt miệng thêm trầm trọng hơn. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ  Các loại đồ chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ sẽ tác động tới niêm mạc miệng, lưỡi, gây loét và tổn thương vùng bị nhiệt. Do vậy, cần loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Thực phẩm chứa nhiều đường Khi trẻ bị nhiệt miệng, bố mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm chứa nhiều đường. Bởi chúng dễ gây sâu răng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng. 3. Một số chú ý để chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng đúng cách Khi chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng, bố mẹ cần chú ý: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng sau khi ăn xong Chế biến thức ăn cho trẻ ở dạng lỏng để bé dễ ăn hơn Cho trẻ đánh răng với bàn chải mềm, để tránh chạm vào các vết thương Tránh cho trẻ bị nhiệt uống nước đá lạnh Không cho trẻ ăn quá mặn, vì điều này sẽ khiến cho vết thương của bé bị bỏng, rát Với bé bị nhiệt miệng, nếu mẹ không quan tâm thay đổi thói quen ăn uống và xây dựng thực đơn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bé. Điều này vừa làm cho trẻ không hấp thụ được dinh dưỡng vào người, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các chất có hại gây ra nhiệt nóng cho cơ thể, khiến bé bị nhiệt miệng thường xuyên. Chính vì vậy, mẹ cần phải thật chú ý thật đến chế độ ăn uống hàng ngày của con. Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ, bố mẹ hãy bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, tăng cường sức khỏe cho bé. Bởi chỉ khi bé khỏe mạnh, đề kháng vững vàng, bé mới nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Với các sản phẩm dùng cho bé, mẹ nên ưu tiên thành phần chiết xuất từ thảo mộc tự nhiên như: hồn sâm, khúng khiếng, kế sữa,… Cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cho bé khỏe và tăng cường đề kháng cho bé hiệu quả. Chúc các bé luôn vui khỏe!