Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hãy cảnh giác với trầm cảm khi mang thai! Không chỉ giữ gìn sức khỏe mà cảm xúc của mẹ bầu cũng nên được chú trọng!

Nhiều người vẫn hay nhắc đến trầm cảm sau sinh, nhưng thực ra tầm cảm trước khi sinh hay còn gọi là trầm cảm tiền sản cũng là vấn đề vô cùng quan trọng, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu và trẻ nhỏ, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiều người vẫn hay nhắc đến trầm cảm sau sinh, nhưng thực ra trầm cảm trước khi sinh hay còn gọi là trầm cảm tiền sản cũng là vấn đề vô cùng quan trọng, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu và trẻ nhỏ, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây nhé!     Nguyên nhân gây nên trầm cảm khi mang thai   - Có lẽ nhiều người cho rằng, việc mang thai là điều đáng vui mừng, chứ sao lại khiến người ta buồn và dẫn đến trầm cảm? Thực ra, khi bắt đầu mang thai, hormone trong người mẹ bầu bắt đầu có nhiều thay đổi, một trong những ảnh hưởng chính là trạng thái cảm xúc và tâm lý của người mang thai bắt đầu trở nên bất ổn.   - Di truyền cũng là một yếu tố thường gặp, những mẹ bầu có mẹ đã từng bị trầm cảm khi sinh cũng sẽ gây ra tình trạng tương tự cho con mình sau này.   - Mang thai khi còn quá trẻ cũng là lý do gây trầm cảm trước khi sinh, vì lúc này tâm lý của mẹ chưa đủ vững vàng, chưa sẵn sàng để đón nhận một sinh linh chuẩn bị chào đời và gọi mình là mẹ.   - Phụ nữ mang thai do bị lạm dụng tình dục, đây là một trường hợp mang thai khi tâm lý đã bị tổn thương nặng nề. Bào thai là kết quả của lần lạm dụng tình dục càng khiến vết thương lòng của người phụ nữ rướm máu thêm lần nữa.   - Rối loạn tuyến giáp khiến nội tiết tố trong người mẹ bầu bị thay đổi bất thường, kéo theo tình trạng trầm cảm trong một thời gian dài cho đến khi tình trạng rối loạn chấm dứt.     Các triệu trứng trầm cảm khi mang thai   - Dễ khóc, luôn trong trạng thái buồn rầu, tê liệt cảm xúc, hoặc chán nản. - Xuất hiện các dấu hiệu tự kỷ: không muốn gặp gỡ bất cứ ai, kể cả người thân bạn bè. - Thừa cân hoặc sút cân trầm trọng mà không do ảnh hưởng của thai kỳ. - Bị thiếu ngủ do mất ngủ. Cũng có khi biểu hiện ngược lại là ngủ quá nhiều. - Thèm ăn liên tục hoặc không muốn ăn bất cứ thứ gì. - Tìm đến các chất kích thích để giải tỏa cảm xúc như: hút thuốc, uống rượu, hút ma túy, hút thuốc phiện,.... - Đã từng có ý định hoặc có hành động tìm đến cái chết. - Vô cảm và không còn hứng thú với tình dục.   Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai   1. Khi mẹ bị trầm cảm khi mang thai, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng khá lớn - Tăng khả năng sinh non, sảy thai, thai chết trong bụng mẹ,... - Thai nhi phát triển không tốt, khi sinh ra có khả năng sẽ bị tự kỷ, thiểu năng, phát triển chậm,....   2. Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ - Khi mang thai, chứng trầm cảm ảnh hưởng trực tiếp đến cả tâm lý lẫn sinh lý của người mẹ, khiến cơ thể của người mẹ sẽ yếu đi và dễ mắc nhiều loại bệnh khác như: tiều đường, huyết áp thấp, đau bao tử,..... - Trầm cảm trước khi sinh có khả năng sẽ kéo dài cả đến sau khi sinh. Cơ thể người mẹ sau khi sinh vốn đã rất yếu, cộng thêm trạng thái tâm lý bất ổn sẽ khiến mẹ yếu dần và khó hồi phục sau sinh một cách nhanh chóng như những mẹ khác.   Cần tìm cách điều trị ngay chứng trầm cảm khi mang thai   - Thai phụ bị trầm cảm cần được đưa đến phòng khám càng sớm càng tốt để điều trị và cân bằng tâm lý trong suốt quá trình mang thai. - Người đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị trầm cảm cho thai phụ không ai khác chính là chồng của họ, lúc này người phụ nữ rất cần những sự quan tâm chăm sóc, cũng như động viên chia sẻ của chồng để cùng vượt qua thời kỳ khó khăn này. - Đối với những thai phụ không có chồng cạnh bên thì người thân và bạn bè phải luôn dành nhiều thời gian ở cạnh bên để trò chuyện và khích lệ tinh thần cho thai phụ. - Tham gia nhiều hoạt động khiến cho cuộc sống phong phú sắc màu như: cắm hoa, đọc sách, yoga, ca hát, chạy bộ, đi spa,.....     Quá trình mang thai vốn đầy ắp những gian nan và áp lực, dù là lần đầu làm mẹ hoặc đã qua bao lần vượt cạn thì tâm trạng của người mang thai cũng luôn dễ rơi vào trạng thái bất ổn. Nhưng vì sức khỏe của mẹ và bé, người thân của mẹ hãy cố gắng quan tâm và chăm sóc mẹ bầu nhiều hơn, và bản thân người mẹ cũng nên chú ý cân bằng cảm xúc để con được chào đời khỏe mạnh nha!