Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Tìm hiểu thêm về những bài tập đi hữu ích cho con

Trong những năm tháng đầu đời của con, một trong những bài tập đàu tiên cho con là tập đi. Giây phút con chập chững đi từng bươc đầu tiên thật tuyệt diệu vô cùng! Nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến cách hướng dẫn sao cho con tập đi đúng cách và bảo đảm an toàn cho con nhé!

Trong những năm tháng đầu đời của con, một trong những bài tập đầu tiên cho con là tập đi. Giây phút con chập chững đi từng bươc đầu tiên thật tuyệt diệu vô cùng! Nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến cách hướng dẫn sao cho con tập đi đúng cách và bảo đảm an toàn cho con nhé!   Bé sẽ bắt đầu tập đi khi nào?   6 tháng Lúc này bé sẽ tập đứng cho vững trước, sau đó bé sẽ tự biết cách đặt trọng tâm của cơ thể lên đôi chân. Bạn sẽ cần tốn kha khá thời gian để giúp bé tập đứng cho vững hơn nhé!   9 tháng – 12 tháng Sau khi bé tự đứng vững vàng được rồi, bạn cho bé học cách tự nâng thân mình lên và từ từ tự đứng dậy. Sau đó, bạn có thể cho trẻ vịn vào xe tập đi, và tập bước từng bước nhỏ. Đến khi bé 12 tháng tuổi thì đã có thể tiến bộ hơn rất nhiều.   13 – 17 tháng Bạn nên lưu ý giai đoạn trung gian này, bé sẽ dễ bị ngã, nhưng bạn đừng lo vì như thế bé sẽ tự học được cách đứng lên sau khi ngã và tiếp tục bước đi.   18 tháng Khi này bạn đã có thể ngắm nhìn bé tự đi một cách khá là vững. Không những thế, bé đã có thể tự đi được một đoạn dài hơn, không cần vịn vào bất cứ thứ gì nữa, và bé đã có thể “tốt nghiệp” khóa tập đi rồi đó!   Những tư thế gây nguy hiểm cho trẻ khi tập đi   Tư thế đi như con cua Bạn nên để ý, con có đi theo dáng giống “con cua” không, nghĩa là đầu bé sẽ chúi về phía trước, hai chân khi bước đi sẽ hướng về bên trong như càng cua đang kẹp lại. Dáng đi này nên được chỉnh lại và không nên kéo dài đến lúc bé 3 tuổi nhé! Để khắc phục, bạn có thể mua giày tập đi cho bé, rồi uốn nắn cho bé đi theo dáng thẳng bình thường.   Tư thế đi kiểu vịt con Vấn đề này xảy ra khi trẻ còn quá nhỏ, phần bàn chân của trẻ chưa hình thành độ lõm. Sau một thời gian, bé sẽ đi lại theo tư thế bình thường, hoặc bạn có thể hỗ trợ chỉnh lại tư thế cho con bằng cách cho con tập đi bằng mũi chân.   Trẻ kẹp đùi vào nhau khi đi Tư thế này thể hiện trẻ lười vận động, khiến chân của  trẻ có hình chữ X. Đối với tình trạng này, bố mẹ nên kiên nhẫn hơn trong việc cổ vũ khuyến khích cho con tập đi nhiều hơn nữa nhé!   Những bài tập đi thú vị mà hiệu quả lại cao   Nhún nhảy theo điệu nhạc Khi trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên, bạn có thể bật những bài nhạc sôi động khiến trẻ phấn khích. Sau đó bạn từ từ nâng bé đứng dậy, giúp bé chuyển mình và nhún từng bước theo điệu nhạc, hai tay bạn giữ chặt lấy bé, cứ thế bé sẽ tập được cách giữ thăng bằng.   Giẫm lên xốp bông bóng Đối với trẻ 11 tháng trở lên, bạn thử mua tấm xốp hơi bong bóng và trải xuống sàn nhà, sau đó cho bé tập đi trên tấm xốp. Khi chân bé giẫm lên những bong bóng trên đó, âm thanh nổ lốp bốp và cảm xác xẹp tung của bong bóng sẽ tạo cảm giác thích thú cho bé. Điều này sẽ khiến bé yêu thích việc tập đi hơn.   Cả nhà cùng đi bộ với nhau Không những cho bé tập đi trong nhà, mà bạn còn có thể dắt bé ra ngoài tập đi. Địa điểm thích hợp là công viên hoặc bãi biển, nơi có không gian thoáng đãng và mát mẻ sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn. Lúc này cả bố và mẹ mỗi người nắm một tay của con rồi đi từ từ, đến lúc nào đó trẻ không cần bạn nắm nữa thì hãy buông tay cho con tự đi bạn nhé!   Bạn hẳn sẽ cảm thấy rằng, được đồng hành với con trong những năm tháng tập đi chập chững là một điều vô cùng kỳ diệu. Vì bạn là người chứng kiến những bước đi đầu tiên của con và đó cũng là cơ hội khiến trẻ và bạn thêm gần nhau hơn. Chúng ta hãy cùng con yêu ghi lại những kỷ niệm đẹp này nhé!