Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Muốn con trở thành người tài giỏi? Cha mẹ Việt hãy học hỏi cách dạy con của người Do Thái

Giáo dục con luôn là vấn đề rất được người Do Thái, Isarel coi trọng không kém gì so người châu Á. Và cách mà họ nuôi dạy trẻ thì hoàn toàn khác với cách dạy của phần lớn các bậc cha mẹ người châu Á. Vì đối với việc dạy dỗ và chăm sóc trẻ em, người Do Thái rất thực tế và sẵn sàng nghiêm khắc với con

Giáo dục con luôn là vấn đề rất được người Do Thái, Isarel coi trọng không kém gì so người châu Á. Và cách mà họ nuôi dạy trẻ thì hoàn toàn khác với cách dạy của phần lớn các bậc cha mẹ người châu Á. Vì đối với việc dạy dỗ và chăm sóc trẻ em, người Do Thái rất thực tế và sẵn sàng nghiêm khắc với con. Tính theo trên toàn thế giới thì người Do Thái có hơn 14 triệu dân nhưng lại có đến 160 người đã giành giải Noel ở khắp các lĩnh vực, chiếm khoảng 1/5 số giải thưởng danh giá trên toàn thế giới. Trong 1,426 tỷ phú thế giới thì người Do Thái chiếm 11,6% (165 người). Còn ở nước Mỹ, người Do Thái chỉ chiếm 2% tổng số dân nhưng có tới 48% tỷ phú Mỹ là người Do Thái. Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg, là một trong những người Do Thái xuất chúng này. Vậy người Do Thái đã có những bí quyết đặc biệt nào để dạy con cái mình trở thành tài? Trao cho con "Tình yêu đống lửa"  IQ ( chỉ số thông minh ) là chỉ số mà tất cả các bậc cha mẹ các nước khác rất chú trọng và đầu tư cho con mình thì người Do Thái lại quan tâm đến chỉ số AQ (chỉ số vượt khó) và chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc). Theo họ, thì công thức thành công như sau: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. Rõ ràng ở công thức này, chỉ số thông minh chỉ là yếu tố phụ quyết định thành công của một đứa trẻ. Người Do Thái luôn dạy con tinh thần rèn luyện và không bỏ cuộc giữa chừng Để tăng chỉ số AQ và EQ cho trẻ, ngay từ khi còn nhỏ thói quen bao bọc, nuông chiều con quá nhiều là điều hoàn toàn không có trong cách dạy con của người Do Thái. Họ luôn dành cho con “tình yêu đống lửa”, tức là họ luôn tìm cách nhen nhóm, khích lệ để con phát huy khả năng chứ không phải cho con cảm giác bao bọc, che chở trong mọi thứ. Ở trường học, trẻ cũng được dạy cách nhận diện khó khăn, thử thách và cách vượt qua chúng. Trẻ con nhà càng giàu thì càng phải rèn luyện nhiều hơn nữa về chỉ số vượt khó. Luôn xem đọc sách là điều không thể thiếu  Người Do Thái cực kỳ coi trọng việc đọc sách, đó cũng là lý do giúp họ trở thành một dân tộc thông thái. Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã được cha mẹ gây dựng tình yêu với sách và dạy cách đọc sách một cách nghiêm túc, đọc để hiểu và thấm nhuần tri thức chứ không phải đọc chỉ để giải trí. Những cuốn sách hay là nền tảng vững chắc nuôi dưỡng tương lai trẻ Không những thế, một cuốn sách trẻ sẽ phải đọc đi đọc lại nhiều lần, và mỗi lần đọc cấp độ hiểu về cuốn sách sẽ được thấm sâu hơn. Ví dụ, khi trẻ đọc lần 1 để hiểu nội dung, lần 2 sẽ đọc từng phần để nắm các ý chính, lần 3 đọc để hiểu rõ hơn nội dung, lần 4 đọc để rút ra những gì tinh túy nhất của cuốn sách và lần 5 đọc đi đọc lại nội dung cuốn sách để hiểu tổng thể nội dung. Cha mẹ thường tạo ra câu hỏi dành cho con Bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ có tính tò mò và luôn đặt ra nhiều câu hỏi về vạn vật xung quanh. Thay vì trả lời ngay các câu hỏi của con, cha mẹ Do Thái thường đặt các câu hỏi ngược lại để gợi ý cho con tự đi tìm ra câu trả lời. Cách này buộc trẻ phải động não, đồng thời cũng rèn cho trẻ tư duy phản biện rất tốt. Phụ giúp và tham gia làm việc nhà cùng gia đình  Đó là công việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại hỗ trợ rèn luyện con kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất. Phụ huynh Do Thái khuyến khích con em mình tích cực tham gia làm việc nhà như: Thu dọn giường, đổ rác trong thùng, quét dọn vệ sinh, nhổ cỏ ngoài sân vv.... Họ cho rằng, nếu đứa trẻ có kỹ năng làm những việc này thì chúng sẽ có trách nhiệm giữ gìn và chăm sóc ngôi nhà của mình. Giúp bồi dưỡng trẻ về tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên với nhau. Dạy con biết cách kiếm tiền từ tuổi lên 5 Tính tự lập là điều quan trọng trong cách giáo dục con của người Do Thái, họ dạy con ngay từ rất sớm, 2-3 tuổi là độ tuổi phù hợp để dạy trẻ về cách tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân như đánh răng, dọn dẹp phòng, cất đồ chơi. Trẻ cũng đã biết hỗ trợ cha mẹ gấp quần áo, và sắp xếp đồ đạc, bỏ quần áo bẩn vào máy giặt. Hãy luôn dạy trẻ biết trân trọng đồng tiền từ chính sự lao động của mình Lên 5 tuổi, trẻ bắt đầy được dạy cách sử dụng sức lao động để kiếm tiền. Thay vì cho con tiền tiêu vặt, cha mẹ sẽ giao cho con một số việc nhà và có thưởng công. Điều đáng lưu ý ở đây là cha mẹ cần phân biệt rất rạch ròi giữa những việc trẻ buộc phải làm để phục vụ bản thân, tức không được trả tiền như sắp xếp sách vở, gấp quần áo của bản thân…và những việc làm nào sẽ được trả tiền như tưới cây, lau dọn nhà cửa… Cha mẹ nào cũng luôn yêu thương con vô bờ bến, tuy nhiên yêu thương vẫn cần lắm sự lí trí để tình yêu thương có ý nghĩa và trở thành sức mạnh về sau. Với quan niệm của người Do Thái rằng, để khi con có bước ra đường đời chúng sẽ không phải bỡ ngỡ và chùn bước trước những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống. Thiết nghĩ những gia đình Việt Nam cũng nên có những cách áp dụng theo như thế, bởi cha mẹ có thể bao bọc con cái lúc này, nhưng sẽ không thể bao bọc con cái suốt đời được.