Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Biết được những mẹo này, bạn sẽ không lo con yêu biếng ăn nữa!

Trẻ con bị biếng ăn hoặc thói quen ăn uống không hợp lý, nguyên nhân thật ra không đơn giản chỉ là thức ăn ngon hay không. Có khi trước mặt con là những món ngon mà con thích, trẻ còn chẳng thèm nhìn. Nhưng lại có khi, trẻ đang bụng đói cồn cào thì chỉ cần một chén cháo trắng thôi là trẻ vẫn ăn ngon

Trẻ con bị biếng ăn hoặc thói quen ăn uống không hợp lý, nguyên nhân thật ra không đơn giản chỉ là thức ăn có ngon hay không. Có khi trước mặt con là những món ngon mà con thích, trẻ còn chẳng thèm nhìn. Nhưng lại có khi, trẻ đang bụng đói cồn cào thì chỉ cần một chén cháo trắng thôi là trẻ vẫn ăn ngon lành. Vậy để con ăn nhiều ăn khỏe thì bạn đã làm đúng cách chưa?   Bài viết sau đây không thích hợp cho những trẻ có những vấn đề về thể chất hoặc bệnh bẩm sinh như: cảm cúm, nóng sốt, bệnh tiêu hóa, ... Con bạn dù là trẻ nhỏ hoặc trẻ đã lớn và bắt đầu ăn dặm thì vẫn có thể tham khảo thêm các cách dưới đây:   1. Khôi phục bản năng “Bụng đói thì sẽ thèm ăn” Tuy đói bụng thèm ăn là bản năng của trẻ, nhưng nhiều lúc do thói quen giờ giấc không đúng quy luật thì bản năng này cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bạn cần áp dụng biện pháp ăn "đúng giờ đúng cử" cho con. Không hẳn là bạn cần đặt một mốc thời gian cụ thể cho từng cử, mà bạn chỉ cần canh khoảng thời gian cách ra giữa mỗi cử. Ví dụ: Sáng sớm, sau khi cử ăn đầu tiên của con kết thúc, bạn cách ra ít nhất 4 tiếng mới cho con ăn cử tiếp theo. Khi trẻ đã lớn hơn, thì quãng cách có thể được điều chỉnh lên 6 - 7 tiếng, và chính giữa có thể cho con ăn thêm chút thức ăn nhẹ như rau câu, bánh ngọt, trái cây, … Nếu bố mẹ sợ quên, chúng ta có thể dùng điện thoại canh giờ báo chuông nhắc nhở thời gian cho lần ăn tiếp theo của con nha!   2. Tạo môi trường “ăn uống lành mạnh” cho con Khi đến giờ ăn, nên cố định một vị trí quen thuộc cho trẻ. Như thế trẻ sẽ tập được ý thức rằng, khi mình được đặt ở vị trí này thì chính là đến giờ ăn rồi đó! Khi đang ăn, bạn không nên cho trẻ chạy lung tung, hoặc xem ti vi, chơi điện thoại và máy tính bảng…. Vì như thế bé sẽ dễ bị phân tâm và không chịu tập trung ăn.   3. Gia tăng thời lượng hoạt động của trẻ Điều chỉnh mức độ và thời gian vận động thích hợp cho trẻ, vì khi trẻ vận động thì sẽ tăng cường chức năng tiêu hóa ở ruột, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và hoạt tính men tiết ra nhiều hơn, như thế trẻ sẽ gia tăng cảm giác thèm ăn hơn.   4. Làm phong phú thực đơn của trẻ Thông thường thì trẻ từ 1 tuổi trở đi đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn. Bạn cũng không nên quá dựa dẫm vào sữa công thức, có thể cho bé uống sữa tươi hoặc sữa từ các loại đậu (nhưng một ngày bạn chỉ nên bổ sung cho bé 1- 2 lần thôi nhé). Nếu con không thích ăn cơm, cháo thì thỉnh thoảng bạn cho con ăn mì sợi hoặc các loại củ quả (khoai tây, khoai lang, …) và kết hợp với rau, thịt, canh. Mẹ nên chú trọng việc cân bằng các chất dinh dưỡng khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ. Với một bảng thực đơn ăn dặm nhiều món ăn đa dạng và dinh dưỡng, trẻ sẽ không dễ cảm thấy ngán mà vẫn hấp thu được nhiều dưỡng chất cần thiết.   5. Dắt con đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe Bạn có thể nhờ đến tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ để kiểm tra xem tình hình biếng ăn của con có phải do anh hưởng từ các loại bệnh lý khác không. Các trường hợp có thể ảnh hưởng đến chứng biếng ăn của trẻ như: ợ chua, thiếu máu, thiếu kẽm, viêm dạ dày cấp tính, giun lãi, cơ thể không tiết hoặc tiết ít men tiêu hóa , … Bạn cần phát hiện sớm để kịp thời tìm ra cách khắc phục tình trạng biếng ăn cho con.   Nuôi con mạnh khỏe và giúp con tăng trưởng tốt là mong ước của bố mẹ, vì thế khi trẻ biếng ăn bạn sẽ lo lắng con sẽ có nguy cơ bị thấp còi. Khi bạn đã nắm bắt được tâm lý và thể chất của con, bạn có thể áp dụng thử những biện pháp trên đây để giúp trẻ hợp tác tốt khi ăn nhé!