Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Nguyên nhân bà bầu khó thở về đêm 3 tháng đầu, giữa, cuối và cách xử trí

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường gặp phải các triệu chứng như ốm nghén, bốc hỏa, đổ mồ hôi,… và đặc biệt là bị khó thở về đêm. Vậy tình trạng bà bầu khó thở về đêm có nguy hiểm không? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp mẹ bầu có cách khắc phục phù hợp để trải qua thai kỳ nhẹ nh

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường gặp phải các triệu chứng như ốm nghén, bốc hỏa, đổ mồ hôi,… và đặc biệt là bị khó thở về đêm. Vậy tình trạng bà bầu khó thở về đêm có nguy hiểm không? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp mẹ bầu có cách khắc phục phù hợp để trải qua thai kỳ nhẹ nhàng hơn. Nguyên nhân khiến bà bầu khó thở về đêm Sinh lý Trong suốt thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ không ngừng phát triển và lớn dần, đồng nghĩa với việc tử cung của bạn sẽ tăng kích cỡ theo để có thể chứa được bào thai. Điều này sẽ chèn ép cơ hoành – cơ quan hỗ trợ việc lưu thông dẫn khí vào trong phổi gây nên tình trạng mẹ bầu khó thở về đêm. Đặc biệt là đối với những thai nhi hay quẫy đạp trong bụng mẹ sẽ làm trầm trọng hơn trình trạng cơ hoành bị chèn ép, đôi khi làm mẹ bị ngất xỉu do không thể thở được. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối. Bên cạnh đó, một số mẹ có mức độ hít thở khó khăn còn tùy thuộc vào đầu của em bé nằm ở vị trí nào. Trước khi thai nhi quay đầu và tiến gần đến xương chậu, đầu của bé có thể nằm ở dưới xương sườn hay ấn vào cơ hoành của mẹ làm cho mẹ cảm thấy khó thở hơn. Mẹ bầu khó thở ba tháng đầu Vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, lúc này bào thai vẫn còn nhỏ nên chưa ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp của người mẹ nhưng nhu cầu về oxy của mẹ bầu lại cao hơn mức bình thường nên vẫn cảm thấy bị khó thở. Bà bầu bị khó thở 3 tháng đầu Đặc điểm nổi bật khi mang thai đó là sự thay đổi nội tiết tố thất thường trong cơ thể gây nên những triệu chứng khó chịu trong đó có khó thở về đêm. Nồng độ hormone progesterone tăng cao tác động đến hoạt động của phổi, kích thích hệ hô hấp dẫn đến hụt hơi, khó thở đặc biệt là khi nằm. Mẹ bầu khó thở 3 tháng giữa Có khoảng ⅔ phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng khó thở về đêm và sẽ giảm dần sau khi sinh. Bước vào tháng thứ 4 khi mang bầu thì tình trạng khó thở sẽ tăng lên rõ rệt thành nhiều đợt vì thai nhi bắt đầu phát triển mạnh hơn. Lượng máu tăng lên khiến tim phải hoạt động mạnh mẽ để có thể đưa máu lưu thông khắp cơ thể và thai nhi làm bà bầu thở nhanh và gấp gáp hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường như một lẽ tự nhiên để thích nghi với những thay đổi của cơ thể khi phải nuôi thêm một cơ thể nữa nhưng mẹ bầu cũng cần tập hít thở sâu, chậm rãi để cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ bầu khó thở về đêm trong 3 tháng cuối Đến 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi không chỉ tăng lên về kích cỡ mà còn đòi hỏi nhu cầu về trao đổi chất, dinh dưỡng nhiều hơn để hoàn thiện và chuẩn bị chào đời. Khi bé chuyển động, đạp vào bụng mẹ sẽ làm cho tử cung chèn ép lên cơ hoành, hạn chế khả năng mở rộng của nó khiến mẹ bầu bị đau lưng, khó thở, có khi bị ngất do thiếu không khí. Bà bầu khó thở về đêm trong 3 tháng cuối Vị trí đầu của thai nhi cũng sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của mẹ. Nếu đầu bé ở dưới xương sườn và đè lên cơ hoành thì mẹ sẽ khó thở hơn còn khi đầu bé ở phía sâu dưới xương chậu thì sẽ làm mẹ bầu hô hấp dễ hơn. Hầu như trong thời kỳ thai kỳ, triệu chứng khó thở sẽ xảy ra liên tục và tăng dần theo quá trình phát triển của bào thai. Xem thêm: Dưỡng chất dành cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ để mẹ khỏe mạnh, con thông minh Bệnh lý Hen suyễn Khi mang thai, bệnh hen suyễn có thể xảy ra cùng những cơn đau thắt vùng ngực làm cho triệu chứng khó thở trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn, ảnh hưởng không tốt tới mẹ và bé. Vì vậy, nếu bạn có biểu hiện tức ngực trong khi đang bị hen suyễn thì cần phải lưu ý và đi gặp bác sĩ để có những giải pháp điều trị thích hợp đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hen suyễn gây nên tình trạng khó thở ở bà bầu Tham gia group cập nhật các thông tin và thắc mắc sức khỏe: Tâm sự mẹ bỉm sữa Bệnh về cơ tim Đây là một bệnh có thể xảy ra trong giai đoạn thai kỳ hoặc sau khi sinh và là một loại khác của bệnh suy tim. Nếu bạn có những biểu hiện như suy nhược, cơ thể mệt mỏi, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mắt cá chân bị sưng,… thì rất có thể bạn đang bị suy tim. Mẹ bầu không nên chủ quan mà cần phải đến khám tại những cơ sở uy tín để hiểu rõ tình trạng sức khỏe và được điều trị kịp thời. Tắc đường phổi Khi máu bị đông thành cục sẽ gây kẹt trong động mạch của phổi làm tắc đường phổi ở phụ nữ mang thai. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp gây ho, tức ngực, khó thở cho mẹ bầu. Thiếu máu Thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở các bà bầu dẫn tới việc thiếu máu. Cơ thể trong giai đoạn này cần hàm lượng sắt nhiều hơn để sản sinh các tế bào hồng cầu nuôi dưỡng bào thai và chính người mẹ.  Việc thiếu máu không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó thở do các cơ quan trong cơ thể phải làm việc nhiều để bù đắp gây mất năng lượng, khó thở mà còn làm cho bé thiếu đi những dinh dưỡng cần thiết. Mẹ bầu có thể khắc phục bằng cách bổ sung sắt, vitamin và thay đổi chế độ ăn khoa học hơn. Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây khó thở   Mẹ bầu tham khảo sản phẩm bổ sung Sắt của thương hiệu 100 năm Doppelherz tại link chính hãng: https://doppelherz.vn/san-pham/haemo-vital/ Cách xử lý khi bà bầu bị khó thở về đêm Hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai đều mắc phải tình trạng khó thở nhưng mức độ nặng hay nhẹ là tùy thuộc mỗi người. Tình trạng này diễn ra thường xuyên và lâu dài sẽ tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé. Vì thế, bà bầu cần phải tìm những cách điều trị, cải thiện nó. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có các biện pháp cụ thể nào có thể làm dứt điểm hoàn toàn bệnh khó thở nhưng vẫn có những cách khắc phục và giảm nhẹ mức độ bệnh.  Thay đổi tư thế nằm Khi mang thai, nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối, thai nhi phát triển và hoàn thiện ở mức tối đa khiến bụng trở nên to rõ ràng hơn và bị khó thở nhiều vào ban đêm, nhất là lúc ngủ. Do đó, mẹ bầu cần lựa chọn tư thế nằm hợp lý để giảm bớt ảnh hưởng của việc khó thở. Tư thế nằm được khuyến khích đó là nằm nghiêng về phía trái. Tư thế này giúp cho tử cung tránh đè lên động mạch và làm giảm những cơn tức ngực. Ngoài ra, bạn có thể chèn một chiếc gối cao vừa phải ở sau lưng để áp lực của tử cung lên cơ hoành hay lên phổi được giảm đi. Bạn cũng có thể kê cao gối và chân để máu lưu thông dễ dàng hơn. Khi cảm thấy khó thở, hãy thay đổi tư thế nằm đến khi cảm thấy dễ chịu nhất, không nhất định phải giữ nguyên một tư thế. Tư thế nằm nghiêng về bên trái giúp bà bầu dễ thở hơn Chọn tư thế ngồi Không chỉ nằm mà ngay cả khi ngồi cũng khiến chị em mang thai cảm thấy khó thở. Bạn nên giữ tư thế ngồi thẳng lưng, phần vai đẩy ra phía sau để quá trình lưu thông khí ở phổi diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, ngồi thẳng lưng còn giúp hạn chế các bệnh về cột sống, đau lưng sau khi sinh. Ngồi thẳng lưng để không khí lưu thông dễ dàng hơn Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái Nếu để ý, bạn sẽ thấy quần áo không có hoặc có ít độ co giãn, quần áo bị chật hoặc bó sát vào cơ thể cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khó thở nhất là khi mang thai. Do đó, trong khoảng thời gian này, bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi, thoáng mát để dễ chịu và dễ thở hơn, nhất là khi đi ngủ. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái Tập thể dục vừa phải, yoga đều đặn Không chỉ giúp cho vóc dáng được cân đối, tập thể dục và yoga còn là một cách hiệu quả để cải thiện hô hấp, điều hòa cơ thể, vận chuyển oxy đến khắp các cơ quan, từ đó làm cải thiện tình trạng khó thở ở bà bầu. Tập thể dục giúp giảm tình trạng khó thở cho bà bầu Chị em nên lựa chọn những bài tập có vận động nhẹ nhàng, dành riêng cho các bà bầu như yoga, đi bộ,… để điều hòa nhịp thở và nhịp tim. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bước vào thực hành. Xem thêm: Các dấu hiệu có thai sớm nhất sau 1 tuần (7 ngày) quan hệ dễ thấy tại nhà Điều chỉnh chế độ ăn uống Khó thở là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, không gây nguy hiểm quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ làm cho bà bầu dễ bị căng thẳng, mệt mỏi và suy giảm sức khỏe. Như đã nêu ở trên, thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở về đêm ở bà bầu. Để cải thiện, bạn cần cân đối khẩu phần ăn hàng ngày sao cho cơ thể được nạp đủ dinh dưỡng và chất sắt để không bị thiếu máu. Chế độ ăn uống khoa học cho bà bầu Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ? Có tới 75% phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng khó thở về đêm, đặc biệt là khi thai nhi lớn dần vào những tháng cuối thai kỳ. Hầu hết các mẹ bầu chỉ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, đôi khi bị khó ngủ, mất ngủ và sẽ tự có những biện pháp cải thiện phù hợp như chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, đi lại nhẹ nhàng, nhưng nếu những cơn mất ngủ kéo dài liên tục, thường xuyên thì mẹ bầu không nên chủ quan. Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ? Mất ngủ lâu ngày không chỉ làm cơ thể bị suy nhược, tinh thần sa sút, căng thẳng, mặt mũi kém sắc mà còn ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Đặc biệt, nếu bạn có triệu chứng cảm sốt, thở gấp, nhịp tim tăng, tim đập mạnh, da xanh xao,…. thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Những triệu chứng dễ nhận biết sau đây sẽ báo hiệu cho bạn khi nào nên đi gặp bác sĩ: Nhịp tim tăng nhanh, thở gấp Da dẻ tái nhợt, xanh xao Đau nhói ngực, khó thở Bị hen suyễn, ho liên tục kèm theo cảm sốt Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục, yoga thường xuyên thì mẹ bầu cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và đi khám định kỳ để bảo vệ mình cũng như thai nhi luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất có thể. Xem thêm: Phụ nữ vừa sinh xong nên ăn gì? Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ sau sinh như thế nào?