Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Cho trẻ ngậm ti giả khi ngủ: Nên hay không?

Các em bé sơ sinh và trẻ nhỏ thường cảm thấy dễ chịu khi ngậm ti mẹ để ngủ. Thế nhưng, đôi lúc mẹ không thể cho con ngậm hàng giờ được. Do đó, nhiều mẹ đã nghĩ đến việc cho bé ngậm ti giả khi ngủ, giúp đánh bay những cơn cáu kỉnh gắt ngủ của trẻ. Liệu các mẹ đã biết sử dụng ti giả cần lưu ý những gì

Các em bé sơ sinh và trẻ nhỏ thường cảm thấy dễ chịu khi ngậm ti mẹ để ngủ. Thế nhưng, đôi lúc mẹ không thể cho con ngậm hàng giờ được. Do đó, nhiều mẹ đã nghĩ đến việc cho bé ngậm ti giả khi ngủ, giúp đánh bay những cơn cáu kỉnh gắt ngủ của trẻ. Liệu các mẹ đã biết sử dụng ti giả cần lưu ý những gì chưa?     Ưu điểm của việc cho trẻ ngậm ti giả khi ngủ - Núm ti giả vì có hình dạng tương tự như núm vú mẹ nên sẽ giúp bé cảm thấy thoái mái, dễ ngủ hơn. - Cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả khi ngủ sẽ giúp hạn chế hơn nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS), nguyên do là núm ti sẽ tạo ra khoảng trống giữa quần áo, khăn quấn, chăn...từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở khi ngủ dẫn đến tử vong. - Các chuyên gia tâm lý học cho rằng, trong giai đoạn cai sữa, trẻ hay quấy khóc và thiếu đi cảm giác an toàn do không được gần mẹ. Bởi vậy, việc cho trẻ ngậm ti giả sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.     Nhược điểm của việc cho trẻ ngậm ti giả khi ngủ Bên cạnh ưu điểm thì việc cho trẻ ngậm ti giả khi ngủ cũng có những nhược điểm như: - Nếu dùng núm ti giả với mục đích dễ ngủ, trẻ sẽ rất dễ bị giật mình, khóc thét khi núm ti giả rời khỏi miệng. - Khi trẻ không ngừng ngậm và mút ti giả, không khí cũng sẽ theo đó mà vào dạ dày của trẻ khiến trẻ dễ bị đầy hơi. Nếu trẻ mút ti giả thường xuyên sẽ khiến dạ dày và nhu động ruột cũng co bóp theo khiến trẻ bị co thắt ruột và đau bụng. Những điều này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. - Ngoài ra, việc ngậm ti giả nói chung (không chỉ trong lúc ngủ) cũng có một số nhược điểm như có thể gây nên các vấn đề về răng miệng (răng cửa mọc xiên, hàm răng không khít) hoặc tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.     Cho trẻ ngậm ti giả khi ngủ cần lưu ý gì? - Không nên cho bé ngậm ti giả trong một thời gian quá dài, chỉ nên cho bé ngậm ti giả trước khi ngủ và khi mới ngủ, còn sau khi bé ngủ say nên lấy ra. - Nếu núm ti giả bị rơi ra trong lúc bé đang thiu thiu ngủ, mẹ đừng nên cố gắng đút nó lại miệng bé, trừ khi bé khóc. - Mẹ có thể sử dụng một cái kẹp được thiết kế riêng để gắn ti giả vào quần áo của bé, nhưng không bao giờ được gắn nó với một sợi dây hay bất cứ vật gì có thể khiến bé bị nghẹt thở. - Chờ đợi khi bé đã bú mẹ ổn định mới cho bé ngậm ti giả. Không nên cho bé ngậm ti giả ngay sau khi chào đời, hãy chờ đợi đến khi mẹ đã thiết lập một chế độ bú đều đặn cho bé. Phải mất vài tuần, khoảng một tháng sau đó mới nên cho ngậm.     Chốt lại, việc có cho trẻ ngậm ti giả khi ngủ hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của trẻ. Do ti giả có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm nên các bậc phụ huynh cần cân nhắc tần suất, thời gian cho trẻ sử dụng cũng như thời điểm cần chủ động giúp trẻ cai sử dụng.