Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Một số nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng nổi mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn yếu, một số trẻ hay gặp tình trạng nổi mẩn ngứa, khiến bé vô cùng khó chịu, bứt rứt. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh trẻ bị nổi mẩn ngứa hiệu quả.

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn yếu, một số trẻ hay gặp tình trạng nổi mẩn ngứa, khiến bé vô cùng khó chịu, bứt rứt. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh trẻ bị nổi mẩn ngứa hiệu quả. 1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh được hiểu là một dạng tổn thương bên ngoài da, do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân dưới đây mẹ cần lưu ý: - Nguyên nhân do bệnh lý:Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa có thể là triệu chứng của một số bệnh lý ngoài da như: phát ban, chàm sữa, rôm sảy,… - Do tiếp xúc với dị nguyên: Các yếu tố dị nguyên như: phấn hoa, lông thú, bụi mạt, khói thuốc, trong quần áo của trẻ còn đọng lại nước xả vải hay bột giặt cũng là nguyên nhân gây ra mẩn ngứa. - Do thời tiết thay đổi: Trẻ sơ sinh có sức đề kháng non yếu, cộng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị tác động bởi sự thay đổi thời tiết. Ở thời điểm giao mùa, trời quá lạnh hoặc quá nóng cũng khiến làn da trẻ bị nổi mẩn ngứa. - Do nọc độc côn trùng: Làn da của trẻ sơ sinh còn khá non nớt nên rất dễ bị phản ứng với nọc độc côn trùng. Do đó, khi trẻ bị côn trùng cắn thì rất có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa. - Mặc quần áo không phù hợp: Trẻ mặc quá nhiều quần áo, mặc đồ bó sát người cũng làm da của bé bị bí bách gây nổi mẩn đỏ. 2. Cách phòng tránh mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh   - Tránh xa các tác nhân gây dị ứng Tránh xa các tác nhân gây dị ứng Mẹ hãy cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng như: thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm. Tránh cho bé ra ngoài trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa – một trong những tác nhân dị ứng, khiến trẻ bị mẩn ngứa. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng, lây bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ như chó mèo. - Đảm bảo vệ sinh cho trẻ Đảm bảo vệ sinh cho trẻ Điều mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh nổi mẩn ngứa là luôn đảm bảo vệ sinh da cho con lúc nào cũng sạch sẽ. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Và quần áo trẻ mặc phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại. - Tắm cho trẻ đúng cách Mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày với các loại sữa tắm chuyên dụng cho da trẻ sơ sinh được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên. Nhằm loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, vì thế khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn. Sử dụng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da bé hàng ngày. - Duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ Khi nhiệt độ phòng quá nóng sẽ có thể làm cho làn da của bé xuất hiện các vết sưng đỏ ngứa ngáy ở những bộ phận dễ đổ mồ hôi như: cổ, nách, khu vực mặc tã,…. Còn nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị hắt hơi, sổ mũi. Chính vì vậy, việc duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ có ý nghĩa quan trọng giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở trẻ. Theo các chuyên gia, nhiệt độ phòng phù hợp cho bé theo độ tuổi như sau: Đối với trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh (0–1 tháng tuổi) nhiệt độ phòng thích hợp là ở trong khoảng 27-28°C. Trẻ sơ sinh cần mặc ấm, mang tất, đeo bao tay và đắp chăn. Đối với trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi trở lên nhiệt độ phòng thích hợp là ở trong khoảng 25-26°C. Trẻ nên mặc quần áo rộng rãi và vận động thoải mái. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các mẹ bổ sung thêm các kiến thức trong việc chăm sóc trẻ khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn ngứa. Trong trường hợp dù đã áp dụng nhiều cách mà vẫn không thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở trẻ, mẹ cần cho bé tới các cơ sở uy tín để bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời nhé!