Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Con bạn có thường hay tè dầm hoặc tiểu đêm? Giải pháp cho con từ bỏ tè dầm và chia tay với tiểu đêm!

“Úi giời ơi! Sao con lại tè dầm ra giường nữa hả?” Đây hẳn là một vấn đề gây phiền toái không nhỏ cho bố mẹ của các bé! Hàng đêm bạn có nên bảo con dậy đi tiểu? Bắt con dậy thì con sẽ bực bội quấy khóc, nhưng không làm thế thì nệm gối ướt hết! Thật là khó xử phải không ạ?

"Úi giời ơi! Sao con lại tè dầm ra giường nữa hả?” Đây hẳn là một vấn đề gây phiền toái không nhỏ cho bố mẹ của các bé! Hàng đêm bạn có nên bảo con dậy đi tiểu? Bắt con dậy thì con sẽ bực bội quấy khóc, nhưng không làm thế thì nệm gối ướt hết! Thật là khó xử phải không ạ?   Thông thường trước khi trẻ lên 4 tuổi, ban ngày bàng quang của trẻ có thể tự điều tiết và khống chế được. Tuy nhiên, đối với vấn đề tiểu đêm thì phải đến khoảng từ 5 – 7 tuổi,  bàng quang của bé mới có thể tự điều tiết được. Theo thống kê, khoảng 15% trẻ 5 tuổi sẽ có thói quen tè dầm (hoặc tiểu đêm).   Nguyên nhân khiến trẻ tè dầm 1. Ban ngày trẻ hay bị nhắc nhở phải đi tiểu, điều này có thể khiến trẻ căng thẳng, và bị rối loạn cảm giác mắc tiểu. 2. Bàng quang của trẻ phát triển chậm hơn so với các trẻ cùng tuổi. 3. Dung lượng bàng quang của bé khá nhỏ.  4. Di truyền: Khi còn nhỏ cha mẹ từng bị qua tình trạng này thì khả năng trẻ bị tè dầm sẽ cao hơn. 5. Hormon chống lợi tiểu không nhiều. 6. Ngủ quá say: Trẻ có thể sẽ không ý thức được cảm giác mắc tiểu.   Tiểu đêm có thể chia làm 2 loại dựa trên thời gian phát sinh 1. Tiểu đêm có tính liên tục Không có một đêm nào mà trẻ không tiểu đêm, tã trẻ luôn bị ướt. 2. Tiểu đêm có tính gián đoạn Trẻ từng không tiểu đêm trong thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn, tã trẻ luôn khô ráo. Hiện tượng tiểu đêm có tính gián đoạn thường có nhiều nguyên nhân, ví dụ như: niệu đạo nhiễm trùng, tiểu đường, ngủ không ngon, tạm ngừng hô hấp, và các yếu tố tâm lý (như áp lực), vv.   Tác hại của việc tè dầm Nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số các trẻ hay tè dầm sẽ có thành tích học yếu, giao tiếp kém. Ngoài ra, trẻ thường dễ mất tự tin hơn, vì thế giải quyết vấn đề này kịp thời là một vấn đề tất yếu.   Khắc phục tè dầm cho trẻ Trường hợp “tiểu đêm có tính liên tục” sẽ được cải thiện theo thời gian. Còn trường hợp “tiểu đêm có tính gián đoạn”, việc cần phải làm ngay là tìm ra nguyên nhân thực sự. Nếu như không thể tìm được, bạn có thể thử giải quyết theo cách khắc phục“tiểu đêm có tính liên tục". Biện pháp khắc phục như sau: 1. Thay đổi thái độ và thói quen sinh hoạt Đây thường là biện pháp trước nhất và cần nhất, bố mẹ nên lưu ý rằng: - Tiểu đêm thật ra khá phổ biến: 16% trẻ em 5 tuổi  ít nhất sẽ tè dầm 1 lần trong 1 tuần. - Không nên phạt trẻ: Tiểu đêm không phải là lỗi của trẻ hoặc người trông trẻ, nên trẻ không đáng phải chịu phạt vì điều này. - Tè dầm có thể được khắc phục: Vấn đề sẽ không còn sau khi trải qua một thời gian dài. - Đối phó vấn đề bằng các mẹo nhỏ: Sử dụng lót chống thấm cho bé, tấm trải đệm chống thấm, nước xịt khử mùi. Ngoài ra, nên chú ý tắm sạch lại cho trẻ trước khi thay quần áo sạch nhé! - Ghi chú thời gian: Bạn hãy dùng lịch ghi chú lại mỗi đêm trẻ có tè dầm hay không, từ đó tìm ra cách giải quyết tốt hơn. - Đi tiểu theo giờ giấc: Ban ngày bạn rèn cho trẻ đi tiểu theo thời gian cố định, trước khi ngủ cũng nên đi tiểu (1 ngày khoảng từ 4 – 7 lần). Nếu trẻ thức giấc giữa đêm, bạn cũng nên cho trẻ đi tiểu. - Chú ý ăn uống đúng cách: Đối với trẻ hay tè dầm, những thức ăn có hàm lượng đường cao, thức uống có hơi và có caffeine là những thứ không phù hợp với trẻ, nhất là lúc từ chiều tối trở đi. - Điều chỉnh tỷ lệ nước uống cho trẻ: Lượng nước uống cả ngày của trẻ nên tập trung vào buổi sáng và trước lúc chiều tối, càng về khuya thì lượng nước sẽ giảm dần. Khuyến nghị của chuyên gia về cách phân bố lượng nước trong ngày dành cho trẻ thường xuyên tè dầm như sau: Nếu chỉ giới hạn lượng nước vào buổi tối, mà không tăng lượng tương đương vào lúc sáng chiều, thì sẽ khiến trẻ nạp không đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Như thế, biện pháp này sẽ trở nên vô hiệu.   - Cải thiện môi trường xung quanh trẻ: Bạn có thể bật đèn ngoài hành lang và nhà vệ sinh, giúp trẻ tiện lợi hơn trong việc đi tìm nhà vệ sinh lúc nửa đêm. Nếu như nhà vệ sinh ở quá xa phòng trẻ, bạn có thể đặt bô cho trẻ ngay trong phòng ngủ. - Không nên dùng bỉm (tã):  Vì khi bạn thường xuyên cho con mặc bỉm hoặc bỉm quần, sẽ khiến con không có động cơ muốn thức dậy đi tiểu, nên không khuyến khích thường xuyên dùng biện pháp này. - Nhờ trẻ phụ giúp giải quyết“hậu quả”: Nếu trẻ có lỡ tè dầm, sáng sớm khi trẻ vừa dậy bạn có thể nhờ trẻ cùng mình thực hiện công việc làm sạch, đồng thời cho trẻ tắm rửa sạch sẽ tránh để lại mùi trên người. - Không cười nhạo trẻ: Bạn đừng trêu chọc trẻ và cũng không kể cho người khác nghe để họ "cười chọc quê" trẻ nhé! Bé cũng biết tự ái mà!   2. Động cơ điều trị Đây thường là bước đầu tiên trong việc điều trị tật tè dầm cho trẻ. Nhất là với các trẻ đã 5 – 7 tuổi nhưng mỗi đêm vẫn còn bị tè dầm. Nghiên cứu chỉ ra rằng động cơ điều trị là yếu tố làm tăng tỷ lệ điều trị thành công đến 70%, còn tỷ lệ thất bại ít hơn 5% (trong vòng 2 tuần tè dầm hơn 2 lần). Thực ra, động cơ điều trị chính là lợi dụng hình thức khen thưởng, giúp trẻ chủ động hơn trong việc tham gia việc trị tật tè dầm của mình. Đầu tiên, bạn lập ra “Bảng tích điểm hành vi” và “Bảng đổi phần thưởng” (như trong hình dưới), và phối hợp các hành vi theo biện pháp khắc phục được đề cập như trên. Lúc đầu không cần đặt mục tiêu cao quá nhé, như vậy trẻ mới có tự tin phối hợp với mình.   Bạn kiên trì đợi đến khi trẻ không tè dầm trong vài ngày, lúc này chúng ta sẽ thử cho bé“khiêu chiến”thử thách liên tục không tiểu đêm trong nhiều ngày nha, bạn có thể dùng lịch để theo dõi. Khi trẻ không tiểu đêm trong vòng 7 ngày, thì bạn sẽ thưởng cho trẻ, và kéo dài dần mục tiêu thời gian đó.   Nhằm giúp cho con khắc phục được vấn đề tè dầm hoặc tiểu đêm, các bạn có thể thử các biện pháp được nêu trong bài nhé! Nếu tình trạng của trẻ không nghiêm trọng thì các cách trên sẽ phát huy tác dụng khá tốt, còn đối với các bé đã lớn từ 5-6 tuổi, mà bé tè dầm vẫn trên 2 lần 1 tuần và các cách trên vẫn "bó tay" thì bạn nên tìm đến ý kiến của chuyên gia, bác sĩ nhé!