Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những kiến thức mẹ nên nắm được khi lựa chọn món ăn dặm cho bé

Các mẹ có biết khi lựa chọn món ăn dặm cho bé nên chú ý những gì không? Bởi việc lựa chọn chính xác những món ăn dặm cho bé là điều vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được những kiến thức lựa chọn món ăn dặm cho bé nhé!

Các mẹ có biết khi lựa chọn món ăn dặm cho bé nên chú ý những gì không? Bởi việc lựa chọn chính xác những món ăn dặm cho bé là điều vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được những kiến thức lựa chọn món ăn dặm cho bé nhé! 1. Những món ăn dặm cho bé mẹ nên bổ sung vào thực đơn Các món để bé ăn bốc:  Hãy cho bé ăn thử bánh quy, bánh mì, các món mì ống, nui nấu chín, cũng như trái cây mềm (chuối, lê, xoài, bơ) và rau nấu chín mềm (cà rốt, khoai lang, bông cải xanh)… các món này phù hợp với phương pháp ăn dặm chủ động. Các sản phẩm từ sữa: Sữa chua và phô mai nguyên chất là những lựa chọn tốt cho bé. Tuy nhiên, không được cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi. Thịt, gia cầm và cá: Mẹ nên nấu chín để thịt mềm, băm nhuyễn và loại bỏ xương. Trứng: Nấu chín kỹ để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé. Ngũ cốc có chứa gluten: Các loại đậu, hạt, gạo… nấu thành cháo, súp hoặc các loại sữa hạt, bơ hạt. Không nên cho bé ăn nguyên hạt để tránh bị hóc. Nếu trẻ biếng ăn, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân áp dụng phương pháp phù hợp để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ biếng ăn an toàn, nguồn gốc từ thiên nhiên chứa Amomum fruit dạng thảo mộc lành tính, hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững. 2. Một số thực phẩm bố mẹ cần tránh cho bé ăn dặm Một số loại thực phẩm mà bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn, bao gồm: Mật ong: Không bao giờ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong do nó có thể mang lại nguy cơ ngộ độc botulism, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng ở người. Trứng chưa nấu chín: Trứng tái có thể chứa vi khuẩn , có thể làm trẻ mắc phải các bệnh đường ruột. Các sản phẩm sữa chưa được thanh trùng: Việc thanh trùng giúp giết chết các vi khuẩn gây nhiễm trùng có trong sữa. Do đó, sản phẩm từ sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng mới là lựa chọn phù hợp cho trẻ nhỏ. Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muối hoặc thực phẩm chế biến sẵn: Chúng thường cung cấp rất ít chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, đường có thể làm hỏng men răng của trẻ. Thận của trẻ nhỏ không thể chịu được quá nhiều muối, do đó bạn nên tránh thêm muối, bột nêm vào các món ăn của bé. Các loại hạt còn nguyên hạt: Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn nguyên hạt vì nguy cơ gây nghẹn cao. Trái cây nhỏ như chôm chôm, nhãn… Các sản phẩm ít chất béo: Lượng chất béo mà trẻ cần trong chế độ ăn uống sẽ tương đối nhiều hơn so với người lớn. 3. Từng giai đoạn ăn dặm từ 6 tháng – 1 tuổi – Vào 6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm bạn có thể cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn hơn ngoài sữa để bé dần dần quen với việc ăn dặm trong những tháng tiếp theo. – Vào khoảng 7-9 tháng tuổi, nhiều bé có thể ăn 3 bữa nhỏ mỗi ngày. Bạn nên cố gắng lựa chọn những món ăn dặm phù hợp để bé hấp thụ đầy đủ protein, carbohydrate và chất béo. – Vào khoảng 9-11 tháng tuổi, nhiều em bé có thể ăn những món được cắt thành từng miếng nhỏ. Bạn cũng có thể cho bé ăn bốc những món cứng hơn, chẳng hạn như táo, cà rốt, bánh quy giòn và bánh mì. Ở độ tuổi này, hầu hết các bé có thể ăn 3 bữa ăn hàng ngày, trong đó có một món tráng miệng, chẳng hạn như sữa chua hoặc hoặc trái cây. – Khi 1 tuổi, hầu hết các bé đều có thể cùng ăn thức ăn với các thành viên trong gia đình vào bữa cơm. Ở giai đoạn này, nhiều bé có thể ăn 3 bữa nhỏ cộng với 2-3 bữa ăn nhẹ hàng ngày. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng mỗi em bé sẽ khác nhau. Bé nhà bạn có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Bố mẹ nên lưu ý lựa chọn thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn, những món ăn có thể gây nguy cơ dị ứng, cũng như gây nghẹn… để bé ăn dặm an toàn và hiệu quả.