Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chăm sóc trẻ sơ sinh - Cẩm nang của mẹ bỉm sữa

Bên cạnh niềm vui đón trẻ chào đời, nhiều cha mẹ mới lên chức không khỏi bối rối lo lắng khi không biết nên chăm sóc bé thế nào mới đúng cách và đảm bảo an toàn. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?

Bên cạnh niềm vui đón trẻ chào đời, nhiều cha mẹ mới lên chức không khỏi bối rối lo lắng khi không biết nên chăm sóc bé thế nào mới đúng cách và đảm bảo an toàn. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?     ⭐Bế bé đúng cách Với những ông bố, bà mẹ lần đầu lên chức, để bế thiên thần nhỏ đúng cách là bài học đầu tiên. ♥️ Đầu tiên giữ cho cái đầu và cái cổ cho thẳng hàng, để cổ bé không bị gập hay lệch sang một bên. Tay còn lại luồn xuống dưới lưng để nâng hẳn phần mông và phần lưng lên, làm sao cho đầu và cổ em bé không lệch sang hai bên. ♥️ Khi đặt bé xuống cũng tương tự như vậy, phần đầu luôn cao hơn phần mông. Đặt mông em bé xuống trước, sau đó tới phần lưng và tiếp tục hạ đầu xuống để bé không bị chấn thương sau khi ẵm bé ♥️ Lưu ý: + Trong tư thế bế trẻ sơ sinh, tuyệt đối không dùng 2 tay xốc thẳng lưng bé lên vì cổ và xương sống của trẻ sơ sinh còn non yếu. Có thể sẽ gây vẹo cột sống cổ + Tư thế cho con bú, mẹ nên giữ cho phần đầu và thân bé xuôi theo đường thẳng. Bụng trẻ áp vào bụng mẹ, mặt quay vào vú mẹ.   ⭐Cho bé ợ hơi đúng cách ♥️ Đầu tiên hạ em bé ngồi dưới đùi, một tay cố định đầu và cổ sao cho chắc chắn. Tay còn lại dùng đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay xoay phần lưng của bé ngay giữa hai xương bả vai. Ngoài ra có thể dùng 2 hoặc 3 ngón tay vỗ nhẹ để em bé có thể ợ hơi được. ♥️ Nếu như những động tác này mà em bé vẫn chưa ợ hơi được có thể dùng động tác thứ hai, ôm bé lên vai, mặt bé quay ra ngoài để mẹ có thể dễ dàng quan sát được. Tay còn lại vỗ nhẹ lên giữa hai xương bả vai. Vỗ như vậy em bé sẽ ợ được hơi và cảm thấy thoải mái sau khi bú. ♥️ Lưu ý: Dù bú bình hay bú mẹ đều cần cho bé ợ hơi. Nếu tư thế một bé chưa ợ hơi được cần chuyển sang tư thế 2, có thể lót khăn giấy dưới miệng đề phòng bé nôn chớ.   ⭐ Chăm sóc rốn trẻ ♥️ Bước 1: Đặt một tay lên da bé căng nhẹ. ♥️ Bước 2: Tay còn lại sử dụng tăm bông thấm nước muối sinh lý 0.9% hoặc cồn 70 độ vệ sinh từ trong chân rốn đi ra. + Có thể thay đổi tăm bông khác vệ sinh từ dưới gốc đi lên. Vê sinh cả ngoài da từ 3 đến 5 cm. + Làm cho đến khi thấy tăm bông sạch thì lau khô lại chân rốn bằng tăm bông khô. ♥️ Lưu ý: + Ngày vệ sinh 1-2 lần, nếu rốn có dịch hoặc có máu thì vệ sinh 2-3 lần. Sau 2 ngày quan sát, rốn bé vẫn rỉ dịch và máu, vệ sinh không có tiến triển thì nên đem bé đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị tiếp. + Khi vệ sinh, luôn giữ cho rốn trẻ khô và sạch sẽ. Chỉ vệ sinh bằng cồn hoặc nước muối sinh lý đúng nồng độ, tuyệt đối không sử dụng xà bông, phấn thơm lên vùng rốn của bé. + Từ 1 đến 3 tuần rốn của trẻ sẽ tự rụng.   ⭐ Phơi nắng cho trẻ đúng cách Tắm nắng là phương pháp tắm dưới ánh nắng trực tiếp để hấp thụ vitamin D cho bé. Việc tắm nắng là phương pháp rất quan trọng, khi tắm nắng cho bé cần lưu ý một số vấn đề như sau: ♥️ Chuẩn bị 1 băng mắt, nếu không có thì chuẩn bị nón cho bé. Sau đó chuẩn bị cho bé phơi nắng phần ngực, bụng và hai bên hông. ♥️ Đừng cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của bé. ♥️ Nên phơi ánh nắng chiếu trực tiếp vào da, không nên phơi qua kính. ♥️ Có thể tắm nắng cho bé bắt đầu từ tuần đầu tiên sau khi sinh và ngày đầu tiên phơi từ 10 – 15 phút cho bé quen dần. Tăng dầu đến 15-20 phút, tối đa là 30 phút một lần phơi nắng. ♥️ Thời điểm tắm nắng thích hợp cho bé là từ 7h đến 9h sáng vào mùa đông, 6h đến 8h sáng vào mùa hè, và sau 16h đến 17h chiều. ♥️ Tránh tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng. ♥️ Sau khi tắm nắng phải lau mồ hôi và thay quần áo khác cho trẻ.   ⭐ Lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh - Trước khi chăm sóc trẻ, cần phải rửa tay (bằng xà phòng) sạch sẽ. - Không đong đưa và ru lắc bé quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến não của bé. - Thường xuyên thay tã cho trẻ sẽ giúp trẻ bớt hăm da. - Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế. Tuyệt đối không được dùng thuốc bừa bãi. - Thận trọng trong việc sử dụng những sản phẩm trong chăm sóc trẻ. ♥️ Cần tìm hiểu kĩ thương hiệu, nhà sản xuất, thành phần, cách dùng và liều dùng. Maymom đề cử cho mẹ một loại sản phẩm đến từ thiên nhiên, cực kì lành tính dùng cho bé. ♥️ Tinh dầu tràm Huế được Herbee chiết xuất tự nhiên từ cây tràm gió theo phương thức chưng cất truyền thống, không có hóa chất, an toàn cho người sử dụng. ✨ Điểm qua một số công dụng của sản phẩm: • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, phòng ngừa và cải thiện các vấn đề liên quan đến đường hô hấp • Chống đầy hơi, khó tiêu, đau bụng • Phòng và hỗ trợ cải thiện cảm cúm, cảm lạnh • Chống muỗi, côn trùng, phòng ngừa sốt rét, sốt xuất huyết • Làm dịu các vết do muỗi, côn trùng cắn • Thanh lọc và khử khuẩn không khí trong phòng ✨ Hướng dẫn sử dụng: • Thoa vào gan bàn chân, ngực và lưng để giữ ấm • Thoa lên vùng bụng để hỗ trợ đau bụng, chướng bụng, đầy hơi • Tắm bé: nhỏ vài giọt Tinh dầu tràm vào chậu nước tắm của trẻ • Nhỏ vài giọt xung quanh nơi ngủ như nôi, giường, chăn, quần áo… • Thoa trực tiếp lên vùng da bị muỗi đốt, côn trùng cắn • Dùng để đốt tinh dầu xông phòng ♥️ Trẻ cần được tiêm ngừa lao và viêm gan B ngay trong những ngày đầu sau sinh.