Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn mẹ nên biết

Bỏ đói trẻ biếng ăn giúp trẻ biết đói, giúp trẻ ăn ngon hơn vào bữa ăn sau. Vậy mẹ đã biết cách bỏ đói trẻ biếng ăn sao cho đúng chưa? Dưới đây là những nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn mẹ nên biết:

Bỏ đói trẻ biếng ăn giúp trẻ biết đói, giúp trẻ ăn ngon hơn vào bữa ăn sau. Vậy mẹ đã biết cách bỏ đói trẻ biếng ăn sao cho đúng chưa? Dưới đây là những nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn mẹ nên biết: 1. Bé biếng ăn mẹ có nên bỏ đói không? Trẻ biếng ăn Khi bé biếng ăn, nhiều bố mẹ tìm đến giải pháp bỏ đói trẻ biếng ăn. Dẫu vậy, không phải lúc nào và trong trường hợp nào nó cũng có thể phát huy hiệu quả tối đa. Bởi có những bé sẽ đòi ăn khi đói, nhưng cũng có những bé sẽ tiếp tục không ăn, ham chơi và bỏ qua cơn đói. Thực tế, bỏ đói trẻ với mục đích kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Nhưng có không ít cha mẹ đã áp dụng một cách sai lầm nên gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của bé. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc bỏ đói trẻ lười ăn hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc bố mẹ thực hiện nó như thế nào. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nếu thực hiện sai cách sẽ khiến bé gặp vấn đề sức khoẻ và bố mẹ sẽ càng mệt mỏi thêm khi chăm sóc con. 2. Nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn mẹ nên biết: Bỏ đói trẻ biếng ăn đúng cách cần được hiểu là dạy trẻ hiểu được dấu hiệu đói. Vậy bố mẹ cần làm gì để dạy trẻ hiểu dấu hiệu đói? Dưới đây là 3 nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn, tùy vào từng trường hợp chỉ cần dùng 1 cách, nhưng đôi lúc cũng phải kết hợp cả 3. Để đồ ăn xung quanh khu vực trẻ chơi Đây là nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn khá hiệu quả với những bé hiếu động và không chịu ngồi lên bàn ăn và ít chịu ăn đúng bữa. Khi đó, mẹ cần chuẩn bị 2-3 món thức ăn xung quanh khu vực trẻ chơi. Cần lưu ý: Không nên quá đặt nặng việc trẻ phải ăn hết những phần ăn mẹ dọn lên, hãy để trẻ tự tìm dấu hiệu đói và tự quyết định lượng ăn của mình. Tránh xa các loại đồ ăn: bánh kẹo, nước ngọt,… thay thế chúng bằng những loại thực phẩm dinh dưỡng như: cơm cuộn, trứng chiên, hạt,… Những bữa ăn này là phụ, nên cần chọn lọc và dọn lên không quá 8 lần trong ngày, mỗi lần như vậy chỉ nên để trong khoảng 30-40 phút. Khi dọn lên mẹ hãy nhớ nhắc trẻ biết có hiện diện những món nào và để ở đâu. Một lần nữa, nếu mẹ không có ở nhà thì có thể nhờ người giúp việc hoặc ông bà làm giúp. Giãn bữa ăn của trẻ từ 30-50% khoảng cách giữa 2 thời điểm ăn Giãn bữa ăn của trẻ từ 30-50% khoảng cách giữa 2 thời điểm ăn Giãn bữa ăn của trẻ từ 30-50% khoảng cách giữa 2 thời điểm ăn là một trong những nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn. Đó là nhằm thời điểm hứng thú để trẻ chịu ăn và tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ dấu hiệu đói. Trong thời gian đầu mẹ sẽ hơi vất vả, nhưng chị em sẽ sướng khi trẻ bộc lộ được dấu hiệu đói. Việc bỏ mặc liên tục trong 1 thời gian hoặc bỏ bữa như thường lệ là chưa đúng. Chờ đến khi trẻ chấp nhận Chờ đến khi trẻ chấp nhận Đây là nguyên tắc bỏ đói trẻ biếng ăn thích hợp với những bé vừa nhìn thấy thức ăn thì đã từ chối hoặc né tránh. Vấn đề ở đây là các bé chưa chuẩn bị tâm lý để chấp nhận ăn. Có nhiều lý do như: đang chơi, xem TV hoặc thấy chán phải ngồi vào bàn ăn mà chưa chuẩn bị tâm lý thay đổi. Một cách hữu hiệu là “chờ đến khi trẻ chấp nhận” sẽ phá vỡ tâm lý này dễ hơn bạn tưởng. Trong trường hợp trẻ chống đối bữa ăn bằng nhiều cách, hãy ngưng và dọn đồ ăn, rồi chờ đến khi trẻ chấp nhận. Mẹ hãy kiên nhẫn và đợi ít nhất 40 phút và gọi bé vào ăn lại. Luôn nhớ không cần tranh luận với trẻ trong tình huống này, bởi càng tranh luận thì trẻ càng thắng thế và sẽ càng biếng ăn. 3. Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ Ngoài ra, khi trẻ lười ăn, cơ thể sẽ thường bị thiếu hụt các vi chất thiết yếu như: kẽm, lysine, vitamin D,… nên việc bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ nên lựa chọn các sản phẩm bổ sung được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên, có độ an toàn cao để hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên.