Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bố mẹ nên áp dụng các cách này giúp trẻ hết tình trạng biếng ăn cơm hiệu quả

Khi con đến giai đoạn chuyển giao giữa ăn cháo đặc sang cơm nát, rồi tới cơm dẻo, cơm ăn cùng với gia đình, không ít mẹ gặp khó khăn trong việc con không hợp tác, con biếng ăn cơm. Lúc này mẹ cần kiên nhẫn và áp dụng các biện pháp phù hợp giúp kích thích trẻ muốn ăn hơn.

Khi con đến giai đoạn chuyển giao giữa ăn cháo đặc sang cơm nát, rồi tới cơm dẻo, cơm ăn cùng với gia đình, không ít mẹ gặp khó khăn trong việc con không hợp tác, con biếng ăn cơm. Lúc này mẹ cần kiên nhẫn và áp dụng các biện pháp phù hợp giúp kích thích trẻ muốn ăn hơn. 1. Khi nào nên cho trẻ tập ăn cơm? Trẻ ăn cơm Mẹ cần quan sát để tìm ra thời điểm thích hợp cho trẻ tập ăn cơm tùy theo sự phát triển và sở thích của con. Đa số khi trẻ ở giai đoạn từ 1 tuổi rưỡi đến dưới 2 tuổi và đã mọc được nhiều răng, trẻ thích gặm thức ăn thô hơn ăn các món ăn mềm, xay nhuyễn là thời kì tuyệt vời cho con bắt đầu làm quen với cơm và ăn cùng với các món ăn khác. Mẹ nên kiên nhẫn cho con tập ăn cơm từng chút một, chuyển dần cấu trúc cơm từ cơm nát đến cơm dẻo, rồi tới cơm ăn cùng với gia đình. Mẹ tránh trường hợp, nghĩ con chưa sẵn sàng ăn cơm mà kéo dài thêm thời gian cho con ăn cháo hoặc thức ăn xay nhuyễn, như vậy kĩ năng nhai và cơ hàm của con không được phát triển đúng độ tuổi. Dần dần khả năng ăn thô của con sẽ tăng dần lên, mẹ không nên quá lo lắng nhé. 2. Cách giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn cơm hiệu qu Để con ăn vừa theo sức và nhu cầu của con Dạ dày của con rất nhỏ, vậy nên mỗi bữa ăn mẹ nên có định lượng cơm vừa đủ cho bé ăn một phần cơm với món ăn mặn, một phần cơm với canh, ăn hết từng phần rồi lấy thêm riêng. Đôi khi mẹ cũng sẽ gặp phải những thời điểm trẻ biếng ăn theo giai đoạn do cơ thể bé mệt mỏi, hay đang sốt, mọc rặng.  Tùy theo nhu cầu của con mà linh hoạt thay đổi, hạn chế việc ép con ăn cố cho hết bát cơm mặc dù nó đã vữa vì cơm chan canh từ đầu bữa. Giai đoạn này trẻ rất cần mẹ thật kiên nhẫn, cho con được thử cơm với các món ăn và tăng dần số lượng theo thời gian. Thực đơn đủ dinh dưỡng và phong phú Dựa theo tháp dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung cho con đa dạng thực phẩm giàu dưỡng chất cho trẻ không chịu ăn cơm. Cân bằng dinh dưỡng theo 4 nhóm chất ( chất xơ- đạm- béo- vitamin và khoáng chất) là điều rất cần thiết, vì khi con mới tập ăn cơm hoặc không chịu ăn cơm, các món ăn hấp dẫn, đủ chất sẽ giúp con hấp thụ dinh dưỡng tối ưu dù ăn số lượng không nhiều. Dần dần khi con đã quen với ăn cơm cùng các món ăn, mẹ có thể tăng thêm số lượng cơm và thức ăn để con được phát triển tốt. Cha mẹ đồng hành cùng con tập ăn cơm – thật vui vẻ! Hãy coi hoạt động ăn cơm như một trò chơi mới mà mẹ rủ con cùng tham gia. Mẹ cùng con có một thử thách là tự xúc cơm và đồ ăn, cùng nhai thật kĩ và chậm, sau đó miêu tả lại hương vị, cảm nhận về đồ ăn. Mẹ làm mẫu cho con trước, bé nhìn cách mẹ làm và bắt chước theo. Như vậy, tập cho bé ăn cơm sẽ diễn ra một cách rất tự nhiên, bé không có áp lực như khi phải ngồi ăn riêng phần ăn của mình. Mẹ cùng bé có những nguyên tắc cơ bản trong bữa ăn Tuy bé còn nhỏ, nhưng qua quan sát hàng ngày và giao tiếp với mọi người, bé có thể hiểu được các tình huống và tương tác với môi trường xung quanh. Mẹ nên có những nguyên tắc cơ bản trong bữa ăn với bé không chịu ăn cơm như: bé cùng tham gia bữa ăn với mọi người trong gia đình, thời gian ăn bữa ăn của bé sẽ cùng với thời gian ăn của gia đình (thường kéo dài trong 30 phút), nếu bé ăn chậm hơn thì vẫn sẽ kết thúc cùng thời điểm khi mọi người xong bữa, không xem tivi hay điện thoại khi đang ăn… Mẹ đừng lo bé bị đói nếu như con ăn chậm hơn mọi người và phải kết thúc bữa ăn khi chưa ăn hết vì thói quen ngậm, không nhai hoặc không chịu ăn của con. Mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho con ở các bữa phụ kế tiếp. Dần dần con sẽ quen với nhịp điệu của bữa ăn, bé ăn cơm ngon và ăn hết phần ăn của mình. Một nguyên tắc khác mẹ nên tự thiết lập cho bản thân và các thành viên trong gia đình là: không dọa nạt hay thúc ép con ăn, hãy để con ăn thật tự nhiên và vui vẻ, không tạo áp lực cho con. Khi thấy con có những tiến bộ mỗi ngày dù là rất nhỏ, mẹ nên khuyến khích và có những lời khen khích lệ con. Bổ sung vi chất giúp con ăn ngon, tiêu hóa tốt Trong trường hợp trẻ biếng ăn chậm lớn kéo dài, mẹ đã thử nhiều cách mà bé không chịu ăn cơm. Mẹ có thể bổ sung thêm cho con các sản phẩm tăng cường sức khỏe cho bé biếng ăn thiếu chất, giúp trẻ ăn ngon và kích thích tiêu hóa tốt.  Mẹ nên lựa chọn sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên như: khúng khiếng, kế sữa, thảo quả,… Những dưỡng chất này giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng cho bé, hỗ trợ cho con hấp thụ đủ vitamin và khoáng chất. Chúc các con yêu luôn vui khỏe!