Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

4 cách nấu cháo dinh dưỡng cần tránh nếu mẹ muốn ăn mau lớn

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, từ giai đoạn này, náu cháo dinh dưỡng là công việc hàng ngày của mẹ nhằm cung cấp cho con dinh dưỡng từ nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, 4 cách nấu cháo sai cách dưới đây có thể khiến trẻ ăn hoài không lớn, nguy hiểm hơn là có thể

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, từ giai đoạn này, náu cháo dinh dưỡng là công việc hàng ngày của mẹ nhằm cung cấp cho con dinh dưỡng từ nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, 4 cách nấu cháo sai cách dưới đây có thể khiến trẻ ăn hoài không lớn, nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 1. Nếm gia vị nhiều vào nồi cháo ảnh hưởng xấu đến thận trẻ Mẹ nên gia muối vào cháo vủa bé Khi nấu cháo, nếu các mẹ nêm nếm quá nhiều gia vị mặn như mắn, muối sẽ khiến thận trẻ quá tải. Mặc dù việc nêm gia vị vào cháo là cách nấu cháo giúp bé ăn ngon miệng hơn, cũng như kích thích vị giác hơn nhưng nó lại gây ra hậu quả đặc biệt nguy hiểm và ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi, lúc này, thận trẻ còn rất yếu nên không thể chịu được lượng muối vào cơ thể thường xuyên. Nên khi thận bị quá tải vì muối sẽ làm rối loạn chức năng tim rất nguy hiểm. Vì vậy, đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên sử dụng các gia vị từ nhiên từ rau củ quả như cà rốt, su hào, củ cải, thịt, cá và không nên nêm muối, bột ngọt, đường. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo nếu nêm gia vị quá sớm cho con có thể khiến trẻ bị rối loạn vị giác, biếng ăn. 2. Nấu cháo bằng gạo được chà xát quá kỹ làm mất vitamin B1 Vo gạo quá kỹ khi nấu cháo cho trẻ Vitamin B1 sẽ bị mất đi nếu các mẹ chà xát quá kỹ hoặc khi vo gạo quá kỹ khi nấu cháo cho trẻ gạo sẽ không còn chất gì, khi trẻ ăn vào sẽ gây thiếu hụt vitamin B1 có thể gây ra tử vong đột ngột do suy tim. Do đó, khi nấu cháo dinh dưỡng cho con, mẹ nên tìm loại gạo còn nguyên cám để nấu cho con hoặc khi vo gạo nấu cháo chỉ nên vo gạo nhẹ tay để làm sạch lớp bẩn bên ngoài là được. 3. Đập trứng sống vào cháo là cách nấu cháo dinh dưỡng sai Đập trứng sống vào cháo là cách nấu cháo dinh dưỡng sai Trong rất nhiều cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé, thì mẹ tuyệt đối không nên chọn cách đập trứng sống vào cháo của trẻ sẽ khiến con bị ngộ độc. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, trứng nằm trong danh sách thực phẩm ăn dặm vàng, nên hiển nhiên nhiều mẹ vẫn nấu cháo trứng cho bé. Tuy nhiên, một số mẹ lại có thói quen  khi nồi cháo chín, thì đập trứng sống vào và đảo đều lên, đun tới khi thấy trứng sền sệt, thì tắt bếp và đem cho trẻ ăn.  Đây là cách nấu cháo hết sức nguy hiểm vì thực tế, khi được đun nóng ở nhiệt độ cao thì trứng sẽ chín rất nhanh nhưng vi khuẩn từ trứng lại không hề bị tiêu diệt hết. Việc ăn cháo trứng kiểu này có thể khiến bé bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, cách nấu cháo dinh dưỡng từ trứng tốt nhất là mẹ nên đập trứng trộn cùng cháo/bột,rồi sau đó cho lên bếp nấu từ từ trong khoảng 5 – 10 phút tới khi nào nồi cháo trứng chín hết là được. 4. Nấu cháo cùng ngũ cốc tiềm ẩn nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm cho bé Nấu cháo cùng ngũ cốc tiềm ẩn nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm cho bé Ngũ cốc là thực phẩm dinh dưỡng tốt được khuyên dùng cho trẻ, tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 1 tuổi các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên sử dụng nhiều ngũ cốc, đặc biệt khi nấu cùng cháo. Vì ngũ cốc rất khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của con nên nếu mẹ nấu cùng cháo, bé sẽ gặp các tình trạng như: khó tiêu, bị đầy bụng, đi phân sống, tiêu chảy. Đặc biệt, khi nấu ngũ cốc nhiều lần, lâu dài cho bé ăn có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ vì ngũ cốc gây cảm giác đầy bụng khiến trẻ luôn ở trạng thái no bụng, và không muốn ăn.