Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ có biết vì sao trẻ chậm tăng cân?

Cân nặng của trẻ là lỗi lo lắng phổ biến của các mẹ có con nhỏ. Khi trẻ chậm tăng cân này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Vậy mẹ có biết vì sao trẻ chậm tăng cân? Để trả lời câu hỏi này, mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cân nặng của trẻ là lỗi lo lắng phổ biến của các mẹ có con nhỏ. Khi trẻ chậm tăng cân này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Vậy mẹ có biết vì sao trẻ chậm tăng cân? Để trả lời câu hỏi này, mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 1. Vì sao trẻ chậm tăng cân? Trẻ chậm tăng cân có rất nhiều lý do, như: hệ tiêu hóa không tốt, không đủ chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều chất đạm,… Dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản khiến bé chậm tăng cân sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc điều trị chứng bệnh này cho các bé. Trẻ không được ăn đúng cách: Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc bé khó tăng cân. Cha mẹ nên tránh việc bé bị bỏ bữa, ăn uống thất thường, không đều đặn, ăn quá nhiều vào một lần,… Những việc này khiến hệ tiêu hóa của bé phải hoạt động thất thường, không điều độ, dẫn đến việc không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Trẻ ăn quá nhiều chất đạm: Việc bé ăn quá nhiều chất đạm gây ra tình trạng bé khó tiêu, giảm ăn, giảm bú. Ngoài ra, ăn nhiều chất đạm cũng khiến bé dễ bị táo bón, ảnh hưởng đến chức năng thận của bé. Giun “tấn công”: Có nhiều bé ăn nhiều và đủ chất nhưng vẫn không thể tăng cân. Đây là bởi giun kí sinh trong bụng bé sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến bé không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến việc bé khó tăng cân nặng của mình. Hệ tiêu hóa kém: Điều này được lí giải là trong hệ tiêu hóa của bé thiếu một số men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa do bẩm sinh hoặc do bé uống nhiều thuốc kháng sinh. Việc thiếu các men này khiến cho chỉ một phần nhỏ thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và nuôi cơ thể, còn lại phần lớn bị đào thải ra ngoài. Bữa ăn không đủ chất dinh dưỡng: Với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời, nhu cầu về chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và thực phẩm rất lớn. Nếu cha mẹ không thường xuyên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp trong bữa ăn chính và ăn dặm, bé sẽ khó có thể tăng cân được. Việc thiếu chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng đặc biệt tới sự phát triển chiều cao, trí não và nhiều vấn đề đối với sức khỏe của bé. Đồ ăn không đa dạng: Nguyên nhân này có liên quan đến việc thiếu chất dinh dưỡng ở trên. Khi thức ăn không đa dạng, chất dinh dưỡng bị cung cấp một cách chênh lệch, có chất quá thừa mà có chất lại quá thiếu. Điều này cũng khiến cân nặng của bé không được cải thiện. Ngoài ra, việc không thay đổi thức ăn thường xuyên cũng dễ dẫn đến tình trạng bé biếng ăn,  không thể tăng cân được. 2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân Dựa vào sự tăng trưởng cân nặng của bé mỗi tháng, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy việc con mình có bị chậm tăng cân hay không. Trong 3 tháng đầu, trẻ sẽ tăng trung bình từ 140-210gram, trong từ 3-6 tháng tiếp theo, trẻ sẽ tăng đều 105-147gram. Bố mẹ cần biết điều này để theo dõi cân nặng của bé trong từng tháng. Nếu bé phát triển chậm hơn những chỉ số trên hoặc việc tăng cân nặng không đều trong 6 tháng đầu sau khi sinh ra, bố mẹ nên chú ý và mang bé đi khám. Ngoài ra, việc chậm tăng cân cũng có thể được biểu hiện qua những triệu chứng sau: Bé thường mất tập trung, gọi không chú ý, không quan tâm đến môi trường xung quanh. Bé thường không nhìn trực diện vào người khác khi được hỏi hay nói chuyện. Bé thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc. So với các bạn cùng lứa tuổi, bé không đạt được mức độ phát triển đúng đối với các tư thế như bò, ngồi, nói chuyện. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Chúc các bé hay ăn mau lớn!