Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Thực đơn cho trẻ lười ăn cần có những nhóm thực phẩm nào?

Thực đơn của trẻ lười ăn cần có những nhóm thực phẩm nào? Dưới đây là cách giúp mẹ xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh cho trẻ lười ăn, giúp con tăng cân đều đặn và phát triển tốt nhất.

Thực đơn của trẻ lười ăn cần có những nhóm thực phẩm nào? Dưới đây là cách giúp mẹ xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh cho trẻ lười ăn, giúp con tăng cân đều đặn và phát triển tốt nhất. 1. Một số thực phẩm cần có trong thực đơn cho trẻ lười ăn Mẹ nên lập một danh sách những thực phẩm tốt cho bé lười ăn và cách chế biến sao cho món ăn vừa ngon vừa đủ chất dinh dưỡng. Thực phẩm giàu sắt: Thiếu sắt có thể gây thiếu máu và ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ. Những thực phẩm nhiều sắt mẹ nên bổ sung cho con như thịt nạc, ngũ cốc, các loại rau xanh đậm, các loại củ quả có màu vàng đậm… Thực phẩm giàu Canxi và vitamin D: Đây là bộ đôi dinh dưỡng thiết yếu giúp hệ xương và răng của trẻ phát triển tối đa. Canxi và vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như cá, sữa chua, phô mai, các loại rau màu xanh đậm, trứng, sữa… Thực phẩm giàu kẽm: Mẹ có thể tìm thấy trong yến mạch, hạnh nhân, đậu gà, thịt bò, tôm, cua… Thực phẩm giàu Protein: Nguồn thực phẩm giàu protein rất phong phú, mẹ có thể bổ sung đa dạng cho con để con được phát triển toàn diện. Protein được xem là dưỡng chất quan trọng, có vai trò xây dựng, hình thành chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu Protein mẹ nên bổ sung cho con như: trứng, sữa, các loại hạt, hải sản, thịt, chuối, quả bơ… Bổ sung hợp lý chất béo cho trẻ: Chất béo đóng vai trò là dung môi hòa tan, giúp cơ thể trẻ tổng hợp tốt hơn các vitamin và khoáng chất. Mẹ có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mè trog chế biến món ăn cho bé. Đặc biệt, trong quả bơ có rất nhiều dưỡng chất tốt và chất béo có lợi cho sức khỏe. 2. Nguyên tắc mẹ cần lưu ý khi lên thực đơn cho trẻ lười ăn Để xây dựng thực đơn cho trẻ lười ăn sao cho khoa học và kích thích được sự hứng thú của con với các món ăn, mẹ lưu ý những điểm như sau nhé. Thực đơn xây dựng dựa trên tháp dinh dưỡng Bất kì độ tuổi hay tình trạng ăn uống của trẻ như thế nào, các mẹ cũng nên cân bằng các nhóm chất và dinh dưỡng cho con. Dựa trên tháp dinh dưỡng chúng ta có thể biết được nhu cầu thức ăn cơ bản, cũng như những thực phẩm nên dùng và nên hạn chế cho trẻ. Chế biến bữa ăn cho trẻ phong phú Cùng một món ăn nhưng mẹ chỉ cần thay đổi trong cách chế biến như hấp, nấu súp, làm bánh, áp chảo… thì hương vị món ăn cũng rất khác nhau rồi. Mỗi lần thay đổi cách chế biến, mẹ quan sát thêm xem con thích ăn kiểu nấu như thế nào hơn như: món ăn dạng thể lỏng hay rắn, mềm hay cứng, từ đó mẹ sẽ hiểu thêm con thêm khẩu vị ăn uống của bé. Chọn lựa thời gian bổ sung bữa phụ cho bé hợp lý  Những bữa phụ mẹ có thể đặt ở thời điểm cách bữa chính từ 2- 3 tiếng. Món ăn cho bữa phụ nên ưu tiên những đồ ăn tốt cho tiêu hóa và sức khỏe của bé như: sữa chua, sinh tố, hoa quả, bánh ít ngọt… Mẹ hạn chế tối đa những đồ ăn vặt không tốt như bim bim, nước ngọt,  đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… Những đồ ăn vặt này ít dinh dưỡng, lại khiến trẻ có cảm giác no lâu khiến trẻ chán ăn ở các bữa tiếp theo. Sáng tạo và trang trí món ăn hấp dẫn Khi lên thực đơn cho trẻ lười ăn, mẹ nên ưu tiên cho sự sáng tạo thêm món ăn mới và bày trí món ăn thật hấp dẫn. Bé sẽ hào hứng với bữa ăn nhiều hơn vì đa số trẻ nhỏ đều ưu thích khám phá. Mẹ không nên chiều trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều món ăn mà con thích. Việc ăn lặp lại một món ăn nhiều quá sẽ khiến cơ thể trẻ không đủ chất và chứng biếng ăn ở trẻ càng trở nên tồi tệ hơn. 3. Mẫu thực đơn cho trẻ lười ăn Thực đơn dinh dưỡng gợi ý cho bé từ 1- 2 tuổi Thực đơn dinh dưỡng gợi ý cho trẻ từ 3 -5 tuổi Với những trẻ lười ăn trên 1 tuổi, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm cho con các sản phẩm hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn. Mẹ nên ưu tiên chọn lựa những sản phẩm hỗ trợ có thành phần chiết xuất từ tự nhiên để đảm bảo cho con được phát triển tốt nhất.