Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Kinh nguyệt tiền mãn kinh có đều đặn? Nếu không đều thì có vấn đề gì không?

Rối loạn về chu kỳ kinh: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đều đặn là khoảng 1 tháng một lần. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, vòng kinh của chị em có thể bị thay đổi như kéo dài và thưa dần lên một tháng rưỡi đến ba tháng xuất hiện một lần. Trái lại, một số trường hợp khác chị em lại gặp phả

Rối loạn kinh nguyệt tiền ở tuổi tiền mãn kinh là một vấn đề tất yếu mà các chị em phụ nữ đang bước vào độ tuổi trung niên phải đối diện. Vậy rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có những triệu chứng ra sao và ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh như thế nào đến sức khỏe? 1. Rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh là gì? Tuổi tiền mãn kinh là bao nhiêu? Mãn kinh là một giai đoạn phát triển tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ báo hiệu cho tuổi già sắp tới. Mãn kinh có thể xảy ra sớm hoặc muộn tùy cơ địa từng người, tuổi mãn kinh trung bình rơi vào khoảng 50 – 52. Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài vài năm trước khi mãn kinh bắt đầu. Ở giai đoạn này, hoạt động của buồng trứng bị giảm sút, lượng hormone nữ estrogen và progesterone cũng giảm mạnh khiến cho nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng nghiêm trọng trọng. Do đó, chị em bước vào giai đoạn này thường gặp phải hiện tượng kinh nguyệt không đều – một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh Một số triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh tiêu biểu bao gồm:   Rối loạn về chu kỳ kinh: Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đều đặn là khoảng 1 tháng một lần. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, vòng kinh của chị em có thể bị thay đổi như kéo dài và thưa dần lên một tháng rưỡi đến ba tháng xuất hiện một lần. Trái lại, một số trường hợp khác chị em lại gặp phải hiện tượng chu kỳ kinh bị ngắn lại dưới 3 tuần. Mất kinh: hoạt động của buồng trứng suy giảm khiến không xảy ra hiện tượng phóng noãn làm một số chị em bị mất kinh. Kinh nguyệt không xuất hiện trong vòng 3 tháng trở lên được tính là mất kinh.   Rong kinh: Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh cũng gây ra triệu chứng rong kinh cơ năng. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý ở buồng trứng hoặc tử cung. Cường kinh: một biểu hiện khác của rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở chị em trên 40 tuổi là cường kinh. Cường kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh vượt quá 200ml. Cường kinh là dấu hiệu tiền mãn kinh cảnh báo nguy cơ tổn thương thực thể trong tử cung gây chảy máu và suy giảm khả năng cầm máu. Ngoài ra, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh có thể gặp một số triệu chứng đi kèm khác như bốc hỏa và gặp trục trặc với giấc ngủ; tâm trạng thay đổi thất thường, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm; khả năng mang thai thấp, tuy nhiên nếu vẫn có kinh nguyệt thì phụ nữ vẫn có khả năng mang thai. 2. Tác hại của rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh Ảnh hưởng trực tiếp nhất ở chị em bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh là nội tiết tố nữ thay đổi dẫn đến các triệu chứng tiền mãn kinh khác thường đi kèm như bốc hỏa, khó ngủ hoặc mất ngủ, khô rát âm đạo. Những triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống sức khỏe và tình dục của chị em phụ nữ. Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý những biểu hiện trong giai đoạn này như: Tâm trạng thay đổi thất thường, thường xuyên cáu giận, lo lắng, mệt mỏi. Giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến đời sống tình dục của vợ chồng. Khô âm đạo ở độ tuổi tiền mãn kinh có thể gây ra đau đớn khi quan hệ. Rối loạn kinh nguyệt còn có thể báo hiệu một số bệnh lý của hệ sinh sản đe dọa sức khỏe của chị em. 3. Cần làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh Tiền mãn kinh là một giai đoạn xảy ra trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Vì thế chị em phụ nữ nên bình tĩnh và chuẩn bị tốt tinh thần khi nó xảy đến. Rối loạn kinh nguyệt trong giai đoạn này thường không kéo dài lâu và các cơ quan sinh lý trong cơ thể phụ nữ sẽ dần quay lại ổn định sau một thời gian. Chị em có thể tham khảo một số giải pháp nhằm giảm các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh như sau:   Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh: chị em cần nghỉ ngơi đủ để cơ thể tự cân bằng lại cũng như tránh căng thẳng. Luyện tập thể dục thể thao: Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 mỗi ngày bằng cách dưỡng sinh, yoga, hoặc đi bộ. Tiền mãn kinh nên ăn gì : Chị em cần ăn uống đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh nên ăn những thức ăn giàu canxi, nhiều axit béo tiêu biểu như vừng, hạt óc chó, đậu nành, dầu cá, rong biển, các thực phẩm họ đậu… và cần tránh xa các chất kích thích. Khám sức khỏe định kỳ: Chị em cần khám sức khỏe 6 tháng/lần và khám tầm soát ung thư cổ tử cung để phòng ngừa các bệnh lý ở tử cung. Rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi tiền mãn kinh là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nhưng cũng có thể gây trở ngại cho cuộc sống chị em với nhiều triệu chứng tiêu cực. Chị em không nên quá căng thẳng, tuy nhiên nếu vẫn cảm thấy lo lắng với tình trạng của mình, bạn có thể đến các phòng khám phụ khoa để được các bác sĩ giúp đỡ.