Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những thực phẩm mẹ cần tránh khi cho trẻ ăn dặm

Khi trẻ 6 tháng tuổi, ngoài nhu càu sữa mẹ trẻ còn cần bổ sung thêm các thực phẩm khác. Lúc này mẹ cần cho trẻ tập ăn dặm, đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé sau này. Có một số loại thực phẩm mẹ nên tránh khi cho bé ăn dặm.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, ngoài nhu càu sữa mẹ trẻ còn cần bổ sung thêm các thực phẩm khác. Lúc này mẹ cần cho trẻ tập ăn dặm, đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé sau này. Có một số loại thực phẩm mẹ nên tránh khi cho bé ăn dặm. 1. Muối và đường Thận của bé còn rất non nớt nên đưa muối vào cơ thể bé có thể sẽ làm thận phải làm việc quá tải. Bé phải ăn đồ nhiều muối lúc còn nhỏ sẽ có thói quen ăn mặn khi lớn lên, dễ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Mẹ nên nhớ, không bao giờ được cho muối vào thức ăn dặm của bé. Bên cạnh đó để tránh nguy cơ bị sâu răng và gặp các vấn đề về răng miệng khác cho bé, tốt nhất mẹ không nên cho đường vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ cũng nên tránh cho bé ăn những đồ ăn nhiều đường như bánh bích quy, nước ép trái cây đóng hộp, kem. Việc cho trẻ ăn đường dễ gây cảm giác no không thèm ăn khi ăn bữa chính. Trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian làm quen với thức ăn dặm trước khi phát triển vị giác để có thể tiếp nhận muối và đường. Đừng lo, con yêu sẽ không cảm thấy món ăn lạt lẽo giống như người lớn đâu. Việc không thêm muối và đường vào thực đơn sẽ giúp cho vị giác còn non nớt của trẻ trải nghiệm được những mùi vị của thức ăn tốt hơn. 2. Thịt chế biến sẵn Dăm bông, lạp xưởng và xúc xích sấy khô là những sản phẩm thông dụng mà mọi người thường hay sử dụng, tuy nhiên không phải ai cũng biết những ảnh hưởng mà chúng đem đến. Các sản phẩm này có hàm lượng nitrat và muối sodium rất cao, đây đều là những chất có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo một nghiên cứu từ trường đại học Harvard thì những sản phẩm này nếu bé sử dụng nhiều sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Chính vì thế tuyệt đối không cho bé sử dụng những sản phẩm này. 3. Gan động vật Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý, vì vậy trong gan cũng chứa rất nhiều độc tố. Cách thông thường để loại bỏ những độc tố trong lá gan: Dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn. Sau đó ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3,4 lần. Tuy nhiên cho dù áp dụng cách trên tốt nhất mẹ không nên cho bé ăn gan trong thời gian cho trẻ tập ăn dặm. 2. Thủy hải sản Các loại hải sản như ngao, sò, ốc, tôm, cua…là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng nhưng rất dễ gây dị ứng với trẻ, vì vậy mẹ chỉ nên cho bé tập ăn khi bé được tầm 9 tháng tuổi. Khi cho bé ăn mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia hoặc nên cho bé ăn một lượng nhỏ để thử trước nếu bé không có dấu hiệu gì thì mẹ có thể cho bé ăn tiếp một cách thoải mái, đặc biệt mẹ nên lưu ý trước những loại thực phẩm mà trong gia đình có thành viên tiền sử bị dị ứng. Các mẹ hãy tìm hiểu thêm những loại thực phẩm nào thật sự tốt cho bé, nhất là trong giai đoạn trẻ tập ăn dặm, đừng quên bổ sung cho bé đầy các nhóm vitamin B, C, D,…và khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi,…thông qua nhiều nguồn như thực phẩm hàng ngày và thực phẩm chức năng.