Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bình tĩnh sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam - Các mẹ nên và không nên làm gì?

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở hầu hết trẻ em, đặc biệt là vào mùa đông, hanh khô. Khi thấy bé bị chảy máu cam, các mẹ thường khá lo lắng và mất bình tĩnh khi sơ cứu cho con.

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở hầu hết trẻ em, đặc biệt là vào mùa đông, hanh khô. Khi thấy bé bị chảy máu cam, các mẹ thường khá lo lắng và mất bình tĩnh khi sơ cứu cho con.   Vì sao bé bị chảy máu cam? Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, chủ yêu là do tác động đến các mạch máu trong mũi khiến mạch máu bị vỡ ra, ví dụ như do thời tiết quá hanh khô, ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh và nhiều lần… Hoặc cũng có thể do các nguyên nhân khác như thiếu Vitamin C, do di truyền, do rối loạn đông máu hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các khối u.   Khi nhìn thấy máu chảy ra từ mũi bé, các mẹ dễ mất bình tĩnh, thậm chí là hoảng hốt. Điều này càng khiến cho bé hoảng hốt hơn và kích thích máu chảy ra nhiều hơn, khó kiểm soát. Vậy trong trường hợp này, các mẹ nên và không nên làm gì?   Các mẹ cần tránh: - Hoảng loạn: Sự hoảng loạn sẽ khiến con khóc nhiều hơn, và tình trạng chảy máu cam sẽ trở nên tồi tệ hơn đấy. - Để bé nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau: Đây là điều cấm kỵ tuyệt đối trong sơ cứu bệnh nhi chảy máu cam. Khi bệnh nhân nằm hay ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn, thậm chí không thể làm đông máu. - Nhét bông, giấy, gạc hoặc bất kỳ thứ gì vào mũi của bé để cầm máu: Các mẹ thấy bác sĩ có thể dùng gạc cho trẻ để ngăn chảy máu mũi, và áp dụng theo, nhưng điều này không nên, vì không đảm bảo vô khuẩn cho bé.   Các mẹ nên sơ cứu cho bé theo những bước sau: - Xác định đúng vị trí bên mũi chảy máu: thông thường máu chỉ chảy ra từ một bên mũi, nhưng trẻ hay có phản ứng dụi mũi nên mẹ rất khó xác định được chính xác máu chảy ra từ bên nào. Chính vì vậy, các mẹ nên lấy khăn mỏng, nhúng nước ấm và lau sạch mũi, máu chảy ra tiếp thì mẹ có thể biết được máu chảy ra từ bên mũi trái hay phải. - Cầm máu cho trẻ: Các mẹ lấy ngón tay đè lên cánh mũi bé chạm vào vách ngăn. Hướng dẫn bé ngửa đầu bé lên một chút (không phải ngửa hẳn đầu ra sau). Giữ nguyên khoảng 5 đến 10 phút thì máu sẽ ngừng chảy. - Theo dõi thêm sau khi cầm máu: Mẹ để bé nghỉ, tránh chạy nhảy, vận động mạnh sau đó. Nếu máu chưa ngưng và chảy xuống cổ họng thì đặt bé nằm nghiêng. Các mẹ hướng dẫn bé nhè máu ra ngoài, không được để bé nuốt máu này vào bụng vì rất có thể bé sẽ bị nôn mửa, đau bụng và khó chịu. Nếu bé có những biểu hiện nghiêm trọng hơn như chảy máu mũi nhiều lần, hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh, thở khò khè hoặc có hiện tượng khó thở, thậm chí là nôn ra máu và có thể kèm theo sốt (hoặc phát ban) thì các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vân và chữa trị kịp thời nhé.   Chảy máu cam không hiếm gặp, cũng không phải là dấu hiệu đáng lo ngại, nên các mẹ hãy giữ bình tĩnh và xử lý đúng cách để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nhé!