Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những sai lầm cần tránh khi bố mẹ cho con ăn bổ sung

Bố mẹ đã biết về cho trẻ ăn bổ sung? Ăn bổ sung Là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như : Bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò...Các thức ăn này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh

Bố mẹ đã biết về cho trẻ ăn bổ sung? Ăn bổ sung Là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như : Bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò...Các thức ăn này được gọi là thức ăn bổ sung vì chúng bổ sung cho sữa mẹ, chứ không hoàn toàn thay thế được sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung phải là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đủ về mặt số lượng để trẻ có thể tiếp tục phát triển. 1. Cho trẻ ăn bổ sung Ăn bổ sung là quá trình trẻ từ từ làm quen với thức của gia đình và ngày càng bú mẹ ít hơn. Quá trình ăn bổ sung thay đổi theo tập quán văn hóa và thường được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu bản thân của từng đứa trẻ, do đó phải chăm sóc cẩn thận để chúng được nuôi dưỡng đầy đủ bằng các thức ăn thích hợp. Thời điểm bắt đầu ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm, ăn thêm) cho đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa trẻ suy dinh dưỡng. Cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn, cách cho ăn không đúng về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ và bệnh tật. Trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ cũng bắt đầu thay đổi cách chống đỡ với các yếu tố gây bệnh. Từ khi sinh ra cho đến 5-6 tháng trẻ được bảo vệ bởi các yếu tố miễn dịch từ mẹ truyền sang trong thời kỳ mang thai, nhưng từ tháng thứ 6 trở đi các yếu tố này đã giảm đi, đứa trẻ bắt đầu hình thành khả năng miễn dịch riêng của chúng khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh ngoài môi trường. Vì vậy trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Cho nên bất kỳ một thức ăn bổ sung nào cho trẻ cũng phải được bảo quản và chế biến vệ sinh sạch sẽ. Nếu không giai đoạn ăn bổ sung sẽ trở thành giai đoạn nguy hiểm đối với trẻ. 2. Những sai lầm cần tránh khi bố mẹ cho con ăn bổ sung Ở Việt Nam, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tăng cao nhanh chóng khi trẻ đến giai đoạn 6 tháng tuổi, lúc này sữa mẹ đơn thuần không thể cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất. Kết quả là 24% trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi, 28% bị thiếu máu, 13% bị thiếu vitamin A và 69% bị thiếu kẽm. Hơn 50% trẻ nhỏ được bắt đầu ăn bổ sung sớm (trước 6 tháng) trong khi 18% trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi không có chế độ ăn đủ đa dạng và 36% không ăn đủ số bữa. Những trẻ này có chế độ ăn kém chất lượng, thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Bố mẹ cần tránh những sai lầm dưới đây khi cho con ăn bổ sung để trẻ có thể phát triển tốt nhất: Cho con ăn bổ sung sớm: Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ở Việt Nam thấp (18%), Các mẹ nên duy trì việc cho con bú sữa mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi và thời điểm ăn bổ sung thích hợp là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Thực phẩm bổ sung không an toàn: Hiện nay thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường nhiều phụ huynh chỉ chú ý đến giá trị dinh dưỡng mà quên mất vệ sinh thực phẩm cũng là một yếu tố rất quan trọng. Thiếu kiến thức: Các nghiên cứu cho thấy rằng những người chăm sóc có kiến thức hạn chế về tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn một chế độ ăn đa dạng, giàu năng lượng và chia thành nhiều bữa ăn (ít nhất là 3 bữa/ngày). Thiếu thời gian chuẩn bị: Bố mẹ ngoài việc nuôi chăm sóc con cái còn quá nhiều công việc nên đôi lúc không chuẩn bị đồ ăn cho con tốt. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý cùng với việc chăm sóc và phòng bệnh đầy đủ, có thể giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu, phòng ngừa thấp còi và thiếu hụt các vitamin và khoáng chất. Việc bắt đầu cho ăn bổ sung cũng là một cơ hội quan trọng để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.