Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin

Tình trạng thiếu vitamin ở trẻ nhỏ thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch, nguy cơ gây thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Những biểu hiện của thiếu vitamin ở trẻ như thế nào? Các mẹ cùng theo dõi bài viết này nhé!

Tình trạng thiếu vitamin ở trẻ nhỏ thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch, nguy cơ gây thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Những biểu hiện của thiếu vitamin ở trẻ như thế nào? Các mẹ cùng theo dõi bài viết này nhé! 1. Thiếu vitamin A Bốn vai trò chính của vitamin A đối với cơ thể gồm chức năng tăng trưởng, thị giác, miễn dịch và bảo vệ biểu mô. Biểu hiện sớm ở mắt do thiếu vitamin A là quáng gà, tức nhìn không rõ vào buổi chiều tối và vệt bitot ở mắt giống như đốm bọt xà phòng. Ngoài vấn đề ở mắt, thiếu vitamin A có thể dẫn đến các hậu quả khó nhận biết như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm sức đề kháng làm trẻ hay mắc bệnh viêm đường hô hấp hay tiêu hóa, da bị sừng hóa, bong vảy và tróc, gây phá vỡ hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện nhiễm trùng da tại chỗ. Vitamin A có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động và thực vật như gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, thịt… hoặc rau quả có màu xanh, màu vàng, màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua, khoai lang…).Thiếu vitamin A hiện xảy ra ở trẻ có khẩu phần ăn không đủ chất: ăn ít thịt cá trứng sữa, rau trái cây. 2. Thiếu vitamin B Vitamin B1 cần trong quá trình chuyển hóa tinh bột, sản xuất và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh. Không chỉ hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, vitamin B còn giúp cơ thể nhận diện mã gene để các chức năng hoạt động tốt. Nếu để cho cơ thể thiếu hụt vitamin B1, trí tuệ của bạn sẽ bị sa sút cũng như gặp phải những vấn đề về vận động. Môi khô nứt nẻ chính là biểu hiện rõ nhất khi bạn thiếu vitamin B2. Thiếu hụt vitamin B3, bạn sẽ bị kích ứng như đỏ, ngứa, phát ban da… vì đây chính là vitamin cung cấp năng lượng cho các tế bào. Vitamin B9 rất cần thiết cho phụ nữ mang thai để tránh nguy cơ thiếu máu và khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. 3. Thiếu vitamin C Vitamin C cần thiết cho quá trình tăng trưởng và sửa chữa hư tổn tại các mô trong cơ thể, chẳng hạn như sử dụng để tạo ra các protein xây dựng khối cơ, gân, dây chằng và mạch máu; giúp làm lành vết thương và liền sẹo; sửa chữa các hư tổn tại xương, sụn và răng. Ngoài ra vitamin C còn là chất chống oxy hóa mạnh ngăn ngừa lão hóa và các bệnh mãn tính không lây như thoái hóa khớp, tim mạch và ung thư. Thiếu vitamin C thường dẫn đến cơ thể mệt mỏi, xuất huyết dưới da (vết bầm tím), bệnh về nướu răng, chậm tăng trưởng, đau cơ, khớp, vết thương lâu lành sẹo, gia tăng quá trình lão hóa và gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính không lây như ung thư, tim mạch và thoái hóa khớp. 4. Thiếu vitamin D Nguồn cung cấp vitamin D khoảng 80% là do cơ thể tổng hợp vitamin D từ chất tiền vitamin D dưới da dưới tác động quang hóa của tia cực tím ánh nắng mặt trời, phần còn lại khoảng 20% được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu vitamin D ở trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú là 5mcg/ngày (200 đơn vị/ ngày) (VDD 2007). Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho để cấu tạo khung xương. Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi, photpho ở ruột, cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình vôi hóa ở xương gây loãng xương, còi xương ở trẻ em. Biểu hiện của còi xương sớm là trẻ trong tình trạng kích thích thần kinh cơ, ngủ hay giật mình, cơn khóc kéo dài, khàn tiếng. Vitamin D thường xảy ra ở trẻ không được tiếp xúc ánh nắng mặt trời (trẻ ít được ra tắm nắng, trẻ ngủ dậy muộn, đi học sớm, ở xứ lạnh, thời tiết xấu không thể ra ngoài…), thiếu vitamin D trong sữa mẹ và một số nguyên nhân khác ít gặp. Cần tắm nắng sớm cho trẻ 15 phút mỗi ngày. Qua bài viết này hy vọng các mẹ sẽ chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin cho trẻ để trẻ phát triển một cách tốt nhất. Chúc các bé yêu hay ăn, mau lớn!