Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Các loại ban da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trong những ngày hè oi bức trẻ sơ sinh thường rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Trong đó các bệnh ban da là căn bệnh rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói đến các loại ban da thường gặp ở trẻ sơ sinh, các mẹ hãy theo dõi để có chút hành trang trong thời gian nuôi con, để các mẹ đừng quá lo lắng, để ngủ

Trong những ngày hè oi bức trẻ sơ sinh thường rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Trong đó các bệnh ban da là căn bệnh rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói đến các loại ban da thường gặp ở trẻ sơ sinh, các mẹ hãy theo dõi để có chút hành trang trong thời gian nuôi con, để các mẹ đừng quá lo lắng, để ngủ được ngon giấc hơn nhé! 1. Các loại ban da thường gặp ở trẻ sơ sinh Mụn sữa (Milia) Là những đám mụn tròn nhỏ màu trắng hay vàng nhạt do tích tụ chất keratin, hay gặp ở vùng mặt, trán, cằm của trẻ, nhưng có thể xuất hiện ở chân tay, thân người và niêm mạc miệng. Gặp 50% trẻ sơ sinh. Thường tự hết trong vòng 1-3 tháng. Da nổi bông (Curtis marmorata) Hiện tượng da nổi bông với các viền đỏ dạng lưới, là do hệ thống mạch máu của trẻ chưa trưởng thành khi đáp ứng với nhiệt độ lạnh của môi trường. Hiện tượng này sẽ biến mất sau khi ủ ấm vùng cơ thể đó cho bé. Hiện tượng này có thể kéo dài tới vài tháng sau sinh, tuy nhiên cũng có thể gặp trên trẻ lớn và người lớn. Da đổi màu kiểu Harlequin (Harlequin color change) Là hiện tượng khi cho trẻ nằm nghiêng thì nửa bên người bên dưới chuyển màu đỏ, bên trên màu trắng, có thể tồn tại từ 30 giây tới 20 phút, sẽ tự hết khi bé vận động hay khóc. Hiện tượng này được cho là do trung tâm hạ đồi của não có nhiệm vụ kiểm soát vận động mạch máu chưa trưởng thành, và có thể gặp tới khoảng 3 tuần tuổi. Hiện tượng này khá phổ biến (10%), nhưng thường bị bỏ qua vì hầu hết là bé đã được ủ kín nên mẹ không nhìn thấy. Bệnh kê (Miliaria) Gần giống ban sữa, gặp ở mặt, cổ và thân người, nguyên nhân chính do tắc tuyến mồ hôi. Ban là những hạt trắng nhỏ, hơi cộm, không viêm đỏ xung quanh, sau đó tự vỡ ra. Thường gặp trong tháng đầu đời. Loại ban này khi bị nặng hơn sẽ hình thành ban nhiệt. Mẹ cần chú ý giữ gìn da được thông thoáng và sạch sẽ. Mụn trứng cá sơ sinh (Acne Neonatorum) Mụn tròn đỏ, nổi trên bề mặt da, có khi viêm đỏ hoặc hình thành mụn mủ nhỏ, gặp trên trán, mũi, má, cổ (có thể ở nơi khác). Gặp trên 20% trẻ. Là một triệu chứng của hội chứng dậy thì mi ni ở trẻ sơ sinh (mini-puberty syndrome), vì bé nhận được nhiều hormone từ mẹ nên nổi mụn, có trái chàm ở núm vú, có khi có cả kinh nguyệt nữa. Mụn trứng cá sơ sinh từ từ sẽ hết trong vòng 4 tháng, hầu hết không cần điều trị, chỉ cần chăm sóc da tốt và giữ vệ sinh cho bé. Ban nhiệt – Miliaria rubra (Heat rash) Do tắc và viêm tuyến mồ hôi. Ban là những tổn thương dạng mụn viêm đỏ (papule hay vesicle) gặp ở vùng da bị che chắn quá nhiều do nóng. Phải tránh nhiệt độ nóng, ủ quá nhiều quần áo. Bác sĩ nên khuyến cáo cho bé tắm nước mát và ở trong phòng có máy lạnh. Ban lành tính và không gây biến chứng gì nặng. Ban đỏ nhiễm độc (Erythema Toxicum Neonatorum) Ban này gặp tới 60%-70% trên trẻ sơ sinh, từ ngày 2-3 kéo dài tới vài tuần, hay gặp ở trẻ đủ tháng hơn 2,5kg. Ban dạng mụn hoặc mảng nhỏ, màu đỏ và có vùng da viêm đỏ xung quanh. Tiến triển thành những mụn mủ nhỏ với vùng da đỏ xung quanh. Gặp ở da vùng mặt, thân người, chân tay nhưng không có ở lòng bàn tay bàn chân. Ban này không phải là nhiễm trùng dù có mụn mủ nhỏ. Ban tự khỏi trong vài ngày tới vài tuần. Viêm da tiết bã (Seborrheic Dermatitis) Viêm da tiết bã được cho là do tác động của hormone lên vùng da có nhiều tuyến bã. Ban dạng mụn đỏ, có khi hợp lại thành mảng da đỏ, khô nhám, có khi có chất nhầy hơi vàng trên bề mặt. Hay gặp ở mặt, cổ, tai, và những vùng có nếp da như dái tai, da sau tai, nếp da cổ và nách, da ở hai bên mũi, đôi khi ở vùng da mang tã. Da đầu thường hay có mảng bong tróc màu vàng (dân gian thường gọi là cứt trâu). Bệnh thường tự hết trong vài tuần tới vài tháng. Điều trị bằng cách chà nhẹ với bàn chải mềm khi tắm để loại bỏ cứt trâu. Có thể dùng kem hay dầu làm mềm da có chứa white petrolatum. Nếu không hết có thể gội đầu với dầu gội chứa Tar, kem hay dầu gội kháng nấm (Ketoconazole 2%). 2. Có nên đưa bé đi khám khi mắc các bệnh về ban da? Bạn nên đem bé đi khám khi bé có các triệu chứng sau: – Có sốt, bỏ bú, lừ đừ, vàng da sậm. – Tổn thương ở niêm mạc trong miệng, có thể do virus hay nấm. – Da có tổn thương dạng xuất huyết dưới da (petechiae hay purpura) đây là do bé có hiện tượng chảy máu dưới da, ban là những chấm hay mảng nhỏ màu đỏ tươi hay sậm, bề mặt láng không gờ lên, khi dùng hai ngón tay để hai bên đè mạnh và căng da ra hai bên thì không mất đi. Các loại tổn thương da này hay gặp khi nhiễm trùng huyết nặng hay các bệnh dễ gây xuất huyết, rất nguy hiểm. – Da có các mụn mủ to, bóng nước, vết loét trên nền da đỏ hay gặp do nhiễm các loại virus như CMV, Herpes, Varicella, rất nguy hiểm. Ngoài ra đối với các bé lớn hơn 1 tuổi nếu da có các triệu chứng phát ban, mẩn đỏ…nguyên nhân chính thường do các bé bị nóng trong người, bạn nên cho bé ăn các loại trái cây mát và cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ điều trị nóng trong người có nguồn gốc thiên nhiên thành phần chứa chiết xuất cây ké sữa, chiết xuất cây ké sữa sẽ giúp làm mát gan rất an toàn và hiệu quả. Hy vọng thông tin sẽ giúp ích cho các bà mẹ và ông bố khi nuôi con. Chúc các mẹ người nuôi con khoẻ mạnh.