Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Chọn đồ đóng gói - chế biến sẵn cho con?

Đi mua bánh kẹo, nước hoa quả cho con chắc bố mẹ hay nhìn cái nào đẹp đẹp vừa mắt thì mua, chứ trên bao bì in 1 tỷ chữ bé tin hin có khi phải soi kính lúp mới đọc được nên nhiều bố mẹ chả bao giờ để ý. Nhưng những chữ này in ra không phải để làm cảnh đâu nhé. Khi các mẹ muốn giảm cân, muốn thân hình

Đi mua bánh kẹo, nước hoa quả cho con chắc bố mẹ hay nhìn cái nào đẹp đẹp vừa mắt thì mua, chứ trên bao bì in 1 tỷ chữ bé tin hin có khi phải soi kính lúp mới đọc được nên nhiều bố mẹ chả bao giờ để ý. Nhưng những chữ này in ra không phải để làm cảnh đâu nhé. Khi các mẹ muốn giảm cân, muốn thân hình ngon nghẻ, hay đặc biệt khi mua đồ ăn cho con thì cực kì nên tìm hiểu và biết cách sử dụng những thông tin này để đưa ra lựa chọn phù hợp. Thông tin bày ngay trước mắt rồi, chỉ cần bỏ 10 phút đọc bài này và vài giây trước khi nhặt đồ bỏ vào giỏ là đã giúp cải thiện sức khỏe của cả nhà rất nhiều rồi!   1. Khẩu phần ăn Đây là thông tin đầu tiên các bố mẹ cần chú ý vì tất cả các con số trong bảng đều tính dựa trên 1 khẩu phần này. Ví dụ khẩu phần trung bình là 5 miếng khoai tây chiên, chứa 3 g chất béo, nhưng mỗi một lần ăn con ăn khoảng 2 chục miếng thì lượng chất béo tiêu thụ sẽ cao lên gấp 4 lần. Khẩu phần ăn giúp bố mẹ kiểm soát lượng ăn trung bình của con, nếu con ăn khẩu phần quá lớn có nghĩa là chúng ta cần điều chỉnh lại. Thứ 2, nắm được lượng khẩu phần giúp chúng ta đưa ra so sánh chính xác. Ví dụ hộp bánh quy A có 5 gram đường trong 100gram bánh, hộp bánh quy B ghi tận 8 gram đường nhưng lại tính trên 200gram bánh. Nếu không để ý kĩ, nhiều người sẽ chọn hộp A vì 5 Đối với các sản phẩm từ Châu Âu, bảng giá trị dinh dưỡng được tính trên mỗi 100gram/ 100ml thay vì trên 1 khẩu phần như các sp từ Mỹ. Như vậy giúp ng tiêu dùng dễ dàng so sánh giữa các sản phẩm hơn tuy nhiên lại khá khó kiểm soát lượng chất tiêu thụ mỗi lần ăn. 2. Nặng lượng - Calories Đây là thông tin về số năng lượng bạn sẽ nạp từ 1 khẩu phần. Thông thường 1 người lớn cần nạp 2000 calo ngày. Trẻ 2-3 tuổi cần 1000-1400. Trẻ 4-8 tuổi cần 1200-1800 tùy vào giới tính và mức độ hoạt động. 1 khẩu phần có 400 calories trở lên là cao. 1 khẩu phần ăn cung cấp 100 calories là vừa phải. Tuy nhiên 100 calories từ chất đạm và 100 calories đến từ đường sẽ có tác dụng khác nhau lên cơ thể đó nhé.   3. Hạn chế và bổ sung HẠN CHẾ chất béo, chất béo bão hòa/chất béo no (saturated fat), chất béo chuyến hóa (trans fat), cholesterol, hay natri (Sodium) và ĐƯỜNG (Sugar). Các chất này gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì, ung thư, xơ vữa động mạch… BỔ SUNG chất xơ, Kali (potassium), vitamin A, vitamin C, Canxi, và sắt trong khẩu phần ăn. Ăn đủ các chất này có thể cải thiện sức khỏe và giúp giảm các nguy cơ về bệnh tật. Canxi giúp tăng phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ, giảm nguy cơ loãng xương. Ăn uống đầy đủ chất xơ thúc đẩy chức năng của ruột.     4. Giá trị hằng ngày Ở cột cuối cùng là % giá trị dinh dưỡng hàng ngày (%DV). Hãy dùng thông tin này để ước lượng xem nếu bạn ăn 1 món nào đó là đã ngốn bao nhiêu % lượng dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày (thường tính trên tổng nhu cầu 2000 calories/ngày).  Ví dụ, ăn 1 gói bim bim có thể = hấp thụ 18% nhu cầu chất béo cần thiết 1 ngày. 18% tuy không phải quá cao nhưng ăn gói bim bim này đồng nghĩa với việc 3 bữa chính sẽ chỉ còn lại 64% lượng chất béo thôi và khả năng cao bạn sẽ ăn quá định mức. Lưu ý rằng khi bạn mua cho con bạn ăn, vì tổng nhu cầu của trẻ thấp hơn 2000 calories nên giá trị % này sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ 10%DV là bình thường cho người lớn nhưng khi cho trẻ 2-3 tuổi (chỉ cần 1000 calories/ngày) thì suất ăn đó đã thành 20% nhu cầu của trẻ rồi. Bên cạnh đó thì các chất cần giảm như là Transfat, Sugar lại thường ko ghi %DV vì hiện không có tài liệu nào đưa ra giới hạn chính thức mức sử dụng các chất này. Vì thế nên đừng nhầm tưởng không ghi % là ko có nhé. Tốt nhất các bố mẹ hãy hạn chế các thành phần này hết sức có thể. Bố mẹ hãy dành vài phút đọc nhãn dinh dưỡng để không bị các chiêu trò quảng cáo lừa gạt nha! Sản phẩm ghi không đường (Sugar free) có thể có rất nhiều chất béo, và sản phẩm ghi không béo (fat free) thì lại có thể có rất nhiều đường. ________________________________________________________________   KẺ THÙ SỐ 1 – phần này mình sẽ nói rõ hơn về 2 chất rất phổ biến trong đồ đóng gói để bố mẹ chú ý hơn.   1. TRANS FAT – PARTIALLY HYDROGENRATED OIL Trans fat – chất béo bão hòa/ chất béo đồng phân được tạo thành bằng cách thêm các nguyên tử hydro vào dầu thực vật để giúp chúng giữ độ rắn, thường được dùng trong các sản phẩm chế biến sẵn với mục đích làm tăng tuổi thọ và thời gian bảo quản. Trans fat khi xâm nhập và đông đặc trong máu, tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch máu, dần dần bịt kín mạch máu, làm cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn dẫn đến đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường. Ngoài ra, trans fat tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm lên đến 48% Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo, mỗi người không nên tiêu thụ quá 2g trans fat /ngày. Đặc biệt chú ý  rằng các sản phẩm ghi là no trans fat thì vẫn được phép chứa tới 0.5g /1 khẩu phần. Nghe thì có vẻ ko đáng bao nhiêu nhưng so với 2g là rất rất nhiều rồi. Vì thế ở cả các sp ghi “no trans fat” bố mẹ hãy xem ở danh sách thành phần chi tiết, nếu chứa “partially hydrogenated oil” có nghĩa là có chứa trans fat. Không phải tất cả chất béo đều xấu đâu. Cả nhà nên tìm sản phẩm chưa chất béo không bão hóa như omega 3 và omega 6, giúp giảm nồng độ cholesterol xấu. Chất béo tốt này rất cần thiết, giúp hấp thu vitamin, thậm chí giúp giảm cân vì giữ đc cảm giác no. Có thể bổ sung từ dầu đậu nành, dầu hướng dương, cá hồi, quả óc chó, hạt lanh, cá ngừ, cá trích… Một ngày không nên tiêu thụ quá 30% lượng calo từ chất béo. Tuy nhiên thì chất béo nào, tốt đến đâu khi chiên lên, nhất là chiên đi chiên lại nhiều lần đều tạo ra một lượng acrylamide gây dung thư nên bố mẹ cũng cần hạn chế đồ chiên rán.   2. SUGAR Ở thế kỉ trước, nhà nhà người người giảm tiêu thụ chất béo vì nghĩ đó là nguyên nhân gây tăng cholesterol, nhưng các nghiên cứu khoa học mới nhất đều chỉ ra rằng đường mới là thủ phạm – hay còn gọi là “cái chết trắng” của thời đại mới. Ăn nhiều đường đơn có thể dẫn tới tình trạng kháng leptin (một hoocmon giúp kiểm soát cơn đói và lệnh cho cơ thể ngừng ăn) -> tăng cân mất kiểm soát, tăng lượng chất béo nội tạng, tiểu đường, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra đối với các chị em thì đường chắc chắn là kẻ thù số 1 vì đường khiến tăng khả năng bị mụn trứng cá lên 30% , khiến da lão hóa, gây nhiều nếp nhăn, collagen và elastin trong da bị hủy hoại. Tổ chức y tế thế giới WHO kiến nghị mỗi người chỉ nên ăn các loại đường bổ sung không vượt quá 10% lượng calo/ngày. Nếu mỗi người cần 2000 đơn vị calo/ngày thì không nên ăn vượt quá 12 thìa cà phê đường~ 50gram/ngày. Mức khuyến cáo này theo nhiều người còn là cao do các nhà sản xuất đồ ăn thức uống có chứa đường dùng tiền và quyền lực để lobby bảo vệ quyền lợi!   Theo báo cáo của ngành đường, năm 2017, mức tiêu thụ đường trên đầu người của Việt Nam là 46,5 gram/ngày. Chỉ một chai nước tăng lực Sting 330 ml đã chứa 62.4 gam đường. Một chai nước tăng lực Sumurai 390 ml - 78 gam đường. Một chai nước cam Teppy 327 ml - 42.5 gam đường, một chai trà chanh C2 500 ml tưởng là tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể chứa từ 50 đến 70 gam đường. Tất cả đều vượt quá khuyến cáo của WHO. Điều nguy hiểm hơn là Đường được ngụy trang rất kĩ trong rất nhiều sản phẩm. Nhiều khi chúng ta tự tin mua những sản phẩm “không đường” nhưng thực chất chúng chỉ không chứa đường trắng (đường sucrose), còn lại chứa một loạt các dẫn xuất khác như xi-rô mạch nha, agave hoặc xi-rô cây phong. Có tới 56 tên gọi khác nhau cho các loại đường cơ!   THAY ĐỔI THÓI QUEN   Thực sự bản thân mình mà bảo ăn giảm mỡ giảm đường là rất khó. Vì gần 3 chục năm quen ăn như thế rồi. Thịt không mỡ thì như nhai rơm và uống trà sữa không đường thì thà uống nước lọc còn hơn T_T. Thế nên nhiều bố mẹ với tâm lý muốn cho con ăn ngon, nên thấy cái gì vừa miệng mình là nhiệt tình mời con vì yêu vì thương con. Nhưng miệng mình thật ra lại là một cái chuẩn vô cùng sai lệch do trước đây thế hệ ông bà không hề có khái niệm về việc ăn uống tốt cho sức khỏe, ăn no là được! Nhưng xã hội bây giờ phát triển rồi, có điều kiện rồi thì bố mẹ đừng chỉ nghĩ đến ăn no ăn ngon mà phải ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe nữa. Rất nhiều người bạn của mình ở đây nó ăn mấy cái món chán khủng khiếp, ức gà thì dai ngoách, đồ uống thì nhạt toẹt, nhưng chúng nó thích! Bởi vì từ bé bố mẹ đã cho chúng ăn như vậy rồi. Thế nên con mình bây giờ cũng thế, nếu không cho ăn nhiều đường từ nhỏ, không ăn đồ chiên hàng ngày thì chắc chắn lớn lên con sẽ tự thích ăn những món lành mạnh hơn. Như My nhà mình cực kì thích uống nước rau, mình thì mỗi lần uống là nhắm mắt nhắm mũi tu cho nhanh vì nó hăng khủng khiếp. Đồ ngọt thì đứa nào cũng thích rồi, nhưng mình hay mua những loại đường cực ít, có hôm mua cái bánh cookie mình ăn thử thấy như ăn bánh đa để lâu mà My nó mê lắm =)) Từ hồi có con đúng là cảm thấy mình trở thành một người tốt hơn thật á. Thay đổi từ thói quen ăn uống để làm gương cho con. Thay vì uống nước hoa quả ép thì xay sinh tố hoặc ăn luôn để có được chất xơ chứ không chỉ uống phần đường. Thay vì ăn bim bim thì ăn xa lát. Hiện tại thì đang cố gắng nướng và hấp nhiều hơn thay vì chiên xào ạ…   Cả nhà cùng cố gắng nhé! Các Mami follow page của My và mẹ nha! Mymyeveryday    Nguồn tham khảo: https://www.fda.gov/food/labelingnutrition/ucm274593.htm https://www.who.int/mediacentre/news/releases/2015/sugar-guideline/en/ http://genk.vn/who-ra-khuyen-cao-ve-luong-duong-nen-an-moi-ngay-mot-chai-nuoc-tang-luc-ngay-la-thua-20160605221057094.chn https://vtv.vn/suc-khoe/canh-bao-nguoi-viet-dang-dung-qua-nhieu-duong-20180702112744324.htm