Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những kiến thức mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Mùa này bệnh tay chân miệng ở trẻ đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được những kiến thức cơ bản về triệu chứng, biểu hiện cũng như dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Mùa này bệnh tay chân miệng ở trẻ đã và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được những kiến thức cơ bản về triệu chứng, biểu hiện cũng như dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ. 1. Những kiến thức mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ – Bệnh tay chân miệng biểu hiện điển hình mọc ban ở quanh miệng, trong niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khe mông. Có thể mọc hết ở các vị trí trên, cũng có thể mọc không hết. – Bệnh Tay Chân Miệng là bệnh do virus gây ra. Bệnh biểu hiện chính ở tay, chân, miệng nên được gọi là bệnh Tay Chân Miệng. – Có rất nhiều loại virus có thể gây bệnh tay Chân Miệng. Bị lần này có thể do virus này, lần khác có thể do virus khác. Thế nên bệnh Tay Chân Miệng có thể bị lại, thậm chí bị 2 lần trong cùng 1 mùa. – Không có thuốc điều trị bệnh (không có thuốc tiêu diệt virus gây ra bệnh). Chỉ có thuốc điều trị triệu chứng và biến chứng. Bệnh tay chân miệng qua được 7 ngày không có biến chứng thì tự khỏi. Các bước đi khám đơn giản là: Xác định có phải bé bị bệnh tay chân miệng không Xác định cấp độ bệnh Điều trị triệu chứng Xác định biến chứng. Nếu có thì ngay lập tức cho bé vào viện điều trị. Biến chứng của tay chân miệng có thể rất nặng. Nặng nhất là tử vong. – Thời gian ủ bệnh từ  4-6 ngày. Hôm nay bạn thấy con bạn có triệu chứng có nghĩa khoảng 1 tuần trở lại đây, con bạn có tiếp xúc với nguồn bệnh. – Thời gian bị bệnh thông thường là 7 ngày. Có thể nhanh khỏi hơn, có thể lâu khỏi hơn. Nếu con bạn được chẩn đoán tay chân miệng độ 1 ngày thứ 3. Có nghĩa là bạn cần theo dõi con 4 ngày nữa. Nếu không thấy dấu hiệu của biến chứng thì gia đình có thể yên tâm. – Tuy có nhiều virus gây bệnh, nhưng chỉ 1 số nhóm virus có nhiều khả năng gây bệnh nặng. Hiện tại các bệnh viện triển khai xét nghiệm test EV71. EV71 là virus gây bệnh tay chân miệng hay gây biến chứng nặng. Kết quả EV71(+) có nghĩa là con bạn bị bệnh tay chân miệng do virus EV71 gây ra, cần cẩn thận. EV71(-) có nghĩa là con bạn bị bệnh tay chân miệng  nhưng do virus khác gây ra, vẫn cần cẩn thận. 2. Các dấu hiệu bé bị bệnh tay chân miệng Khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu đặc trưng như bệnh cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần. Khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, trẻ còn có các dấu hiệu sau: Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn; có thể hay giật mình Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ Bồn chồn Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh. 3. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ Hiện nay, chưa có vắc xin nào phòng ngừa bệnh này. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy từ mũi hoặc chất dịch tiết ra khi nốt phồng bị vỡ. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cho bé nghỉ ngơi ở nhà, không cho bé tiếp xúc với các trẻ khác cho đến khi bé khỏi bệnh. Rửa tay thường xuyên và duy trì việc vệ sinh cá nhân là cách bảo vệ tốt nhất. Rửa, khử trùng đồ chơi và các đồ vật khác mà bé tiếp xúc. Giặt quần áo, ga trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Bạn và mọi người trong gia đình bạn phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc sau khi ăn. Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ. Bên cạnh đó, nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé thông qua thực phẩm hằng ngày, đảm bảo lượng vitamin khoáng chất cần thiết cho trẻ, cho bé sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng nguồn gốc từ thiên nhiên chứa chiết xuất hồng sâm, vitamin C…