Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phải làm gì khi con bị nấc cụt? Nấc cụt ở trẻ sơ sinh có thực sự đáng lo ngại?

Thông thường khi người lớn bị nấc cụt sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu, vậy điều này có tương tự đối với trẻ sơ sinh hay không? Liệu hiện tượng nấc cụt có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 0-6 tháng tuổi hay không? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thông thường khi người lớn bị nấc cụt sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu, vậy điều này có tương tự đối với trẻ sơ sinh hay không? Liệu hiện tượng nấc cụt có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 0-6 tháng tuổi hay không? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!     Làm thế nào để các mẹ nhận ra con mình đang nấc cụt? Nấc cụt là một phản xạ do kích thích dây thần kinh hoành gây ra sự co thắt đột ngột của cơ hoành ngoài ý muốn, không thể tự chủ; trong quá trình hít vào chưa kết thúc nhưng thanh môn đóng lại bất ngờ dẫn đến tạo ra tiếng kêu. Nấc cụt có xu hướng giảm dần sau khi trẻ lớn lên, rõ rệt nhất khi so sánh ở độ tuổi 2-3 tháng và khi bé đã ngoài 1 tuổi. Cơn nấc thông thường kéo dài trong 2-3 phút, sẽ ngừng sau vài phút, và có thể lặp lại vài lần trong ngày. Đây là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ, các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Chỉ khỉ nào bé bị nấc quá lâu, các mẹ đã áp dụng các biện pháp chữa nấc mà bé vẫn không ngừng cơn nấc, thì các mẹ mới cần đưa trẻ tới bác sĩ để khám và tư vấn đúng cách.   Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nấc cụt - Bé không đủ ấm, thời tiết lạnh cũng có thể gây ra triệu chứng nấc cụt ở trẻ. - Khi bé uống sữa không đúng cách, uống quá nhiều hoặc đang uống thì bé quấy khóc, nuốt vào quá nhiều khí sẽ dẫn đến nấc cụt - Khi các mẹ thay đổi tư thế của trẻ một cách đột ngột.   Làm sao để bé ngừng nấc cụt? Các mẹ hãy cùng tham khảo một số cách trị nấc cụt cho bé, và hãy thử ngay khi cơn nấc cụt mới xuất hiện, để tránh cho bé cảm giác khó chịu và quấy khóc thêm. Nguyên nhân chính gây nấc cụt là do bé nuốt quá nhiều khí và dạ dày, nên các mẹ có thể tìm cách làm cho những lượng khí thừa đó thoát ra ngoài, chẳng hạn như: - Thay đổi tư thế nếu như bé đang bú mà có dấu hiệu nấc cụt. Có thể bé đãnuốt nhiều không khí trong lúc bú do mẹ cho bé bú không đúng tư thế. Chính vì vậy, nếu mẹ nhận thấy bé hay nấc cụt vào thời điểm đang bú, mẹ hãy thử thay đổi tư thế cho bé bú nhé. Nâng đầu bé lên cao để lượng sữa vào miệng bé không quá dồn dập làm cho bé không kịp nuốt, và các mẹ tránh tình trạng đặt con nằm và cho bú nhé. - Vỗ nhẹ vào vai bé, phía gần vai. Động tác này cần sự cẩn thận vì nếu vỗ mạnh, bé sẽ dễ trớ. Khi mẹ vỗ dứt khoát và vừa lực, khí sẽ thoát ra ngoài theo tiếng ợ của bé. - Cho bé uống từng hớp nước nhỏ. - Núm vú bình sữa quá lớn cũng có thể gây ra lượng khí thừa đi vào dạ dày bé nhiều hơn. Các mẹ có thể cân nhắc thay đổi núm vú nhỏ hơn để hạn chế lượng khí đi vào dạ dày trẻ. - Dùng mật ong, chấm một lượng nhỏ mật ong vào ngón tay, sau đó đưa vào miệng của trẻ sơ sinh. Nếu trẻ lớn hơn, đến tuổi ăn dặm thì mẹ có thể thay mật ong bằng đường. Vị ngọt của mật ong và đường sẽ làm sao nhãng các dây thần kinh, giảm các cơn co thắt. - Hoặc khi nguyên nhân làm bé bị nấc là do ăn quá no, cách xử lý đơn giản nhất là các mẹ bế bé thẳng dậy, đặt cằm bé tựa vào vai mình và vuốt nhẹ sau lưng cho bé dễ chịu, vuốt xuôi chiều từ gần cổ xuống dưới. Các mẹ cứ tiếp tục vuốt cho đến khi nào bé ngừng cơn nấc mới thôi nhé. Nấc cụt là hiện tượng rất bình thường ở trẻ sơ sinh, và nếu biết cách giúp bé ngừng cơn nấc kịp thời, hiện tượng này sẽ không có gì đáng lo ngại nữa. Các mẹ nhớ giữ cho bé đủ ấm và hạn chế lượng khí thừa đi vào dạ dày của bé nhé!