Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Thời điểm hấp thụ sắt tốt nhất cho bà bầu

Sắt là dưỡng chất cần thiết đối với tất cả mẹ bầu giúp tạo máu nuôi cơ thể và ngăn ngừa hiệu quả thiếu máu thiếu sắt. Bổ sung sắt đúng thời điểm trong ngày giúp bà bầu bổ sung tối đa hàm lượng sắt được cung cấp. Nhờ đó có thể đáp ứng đủ nhu cầu về sắt cho bà bầu.

Sắt là dưỡng chất cần thiết đối với tất cả mẹ bầu giúp tạo máu nuôi cơ thể và ngăn ngừa hiệu quả thiếu máu thiếu sắt. Bổ sung sắt đúng thời điểm trong ngày giúp bà bầu bổ sung tối đa hàm lượng sắt được cung cấp. Nhờ đó có thể đáp ứng đủ nhu cầu về sắt cho bà bầu. Quá trình chuyển hóa sắt diễn ra như thế nào trong cơ thể? Sự hấp thu của sắt sẽ bắt đầu ở dạ dày, qua hành tá tràng và điểm hấp thụ cuối cùng là tại ruột non. Để có thể hấp thụ được vào cơ thể, sắt từ Fe3+ phải được chuyển hóa thành Fe2+. Quá trình này được xảy ra dưới sự tác động của HCl hoặc vitamin C, một vitamin có tên hóa học là axit ascorbic. Sắt chuyển từ dạng ferric Fe3+ sang dạng ferrous Fe2+ để được hấp thu vào cơ thể người. Pepsin đã tách sắt ra khỏi những hợp chất hữu cơ và gắn với acid amin, đường. Acid clohydric đã khử Fe3+ thành Fe2+ để hấp thu một cách dễ dàng trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt, một lượng sắt lớn sẽ được hấp thụ vào tế bào niêm mạc ruột và đi ra bằng tĩnh mạch cửa. Nếu thừa sắt thì niêm mạc ruột cũng giảm hấp thụ vào tế bào. ⅔ lượng sắt trong cơ thể được chuyển hóa thành các hemoglobin, vận chuyển oxy đến các tế bào. ⅓ còn lại sẽ được tích trữ chủ yếu ở gan, lá lách, tủy xương,… Một phần rất nhỏ trong số đó được tổng hợp thành các myoglobin, làm nhiệm vụ dự trữ oxy cho các mô cơ. Thời điểm hấp thụ sắt tốt nhất cho bà bầu Uống sắt vào buổi sáng Đây là thời điểm các tế bào giải phóng sắt mạnh mẽ nhất. Do đó cơ thể cũng cần được hấp thụ một lượng sắt lớn để bù lại lượng sắt bị đào thải ra ngoài. Do đó, uống viên sắt vào buổi sáng cơ thể sẽ hấp thụ sắt tốt nhất so với các thời điểm khác trong ngày. >>Xem thêm: uống sắt buổi tối được không Uống sắt sau bữa ăn sáng 1 – 2h Uống viên sắt vào lúc  bụng rỗng có thể gây kích ứng cho dạ dày, gây các các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt là với những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày – tá tràng. Để sắt có thể hấp thụ tốt nhất, không gây kích ứng đường tiêu hóa, không tác dụng phụ, bà bầu nên uống sắt sau bữa ăn sáng 1 – 2h.  Việc uống sắt sau ăn sáng 1 – 2h vừa để thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa, có thể đảm bảo hấp thụ sắt tốt, không gây kích ứng dạ dày. Đồng thời, uống sắt sau bữa sáng giúp bà bầu bổ sung đủ năng lượng cho ngày mới. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể đang rất đói, nếu uống sắt ngay sẽ phải nhịn ăn thêm 1 – 2h. Quá đói có thể khiến huyết áp bị hạ xuống, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bà bầu. >>Xem thêm: uống sắt đúng cách Uống sắt sau khi uống canxi 1 – 2h Ngoài sắt thì bà bầu có thai từ 3 tháng trở đi sẽ cần uống bổ sung canxi để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển xương cho thai nhi. Thời điểm bổ sung canxi tốt nhất là sau khi ăn sáng 1 – 2h và trước 7h30p. Đây là thời điểm lượng vitamin D có trong ánh sáng mặt trời đạt mức cao nhất. Vitamin D tổng hợp dưới da hỗ trợ hấp thụ canxi được tốt hơn. Mặc dù Canxi và sắt rất thiết yếu đối với các bà bầu nhưng lại ức chế, cản trở hấp thụ lẫn nhau. Thông thường, hàm lượng canxi trong các viên uống tiêu chuẩn là 200 – 300mg. Trong khi đó, với 300mg canxi sắt đã bị ức chế hoàn toàn, không được hấp thụ. Để hấp thụ sắt và canxi tốt nhất, bà bầu nên uống sắt vào buổi sáng, sau khi uống canxi 1 – 2h. Đây là thời điểm hấp thụ sắt tốt nhất trong ngày lại có thể đảm bảo tối ưu hấp thụ canxi dành cho các bà bầu. >>Xem thêm: uống sắt và vitamin d cùng lúc được không Biết được thời điểm uống sắt phù hợp sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu sắt một cách dễ dàng đảm bảo lượng sắt được hấp thụ vào cơ thể. Đồng thời còn hạn chế được táo bón và các tác dụng phụ khác viên sắt có thể gây ra. Lựa chọn thời điểm uống sắt chính xác, khoa học giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để bổ sung đúng liều lượng tránh những hậu quả không mong muốn cho mẹ và bé nhé!