Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Ra huyết hồng bao lâu thì sinh? Dấu hiệu sắp sinh và 6 tình huống mẹ bầu cần biết

Ra huyết hồng (ra máu báo) là một trong ba dấu hiệu sinh chính, vậy ra huyết hồng bao lâu thì sinh? Thông thường sau khi ra huyết hồng thì phải đợi vài tiếng cho tới hai tuần mới bắt đầu sinh, vì thế bác sĩ thường hay khuyên là nên ở nhà để đợi sinh. Trong quá trình ở nhà đợi sinh, phải đặc biệt chú

Ra huyết hồng (ra máu báo) là một trong ba dấu hiệu sinh chính, vậy ra huyết hồng bao lâu thì sinh? Thông thường sau khi ra huyết hồng thì phải đợi vài tiếng cho tới hai tuần mới bắt đầu sinh, vì thế bác sĩ thường hay khuyên là nên ở nhà để đợi sinh. Trong quá trình ở nhà đợi sinh, phải đặc biệt chú ý trạng thái sinh lý. Dưới đây là 6 điều quan trọng mẹ bầu đặc biệt cần phải nhớ!     Ba dấu hiệu trước khi sinh con Dấu hiệu 1: “Ra huyết hồng” => Trước khi bước vào quá trình sinh, tử cung sẽ bắt đầu co thắt và làm cho cổ tử cung bị mỏng và giãn nở, và ống mao dẫn trong cổ tử cung sẽ bị phá vỡ, tiết ra dịch nhờn đặc sệt hoặc dính, kèm các sợi máu đỏ hoặc có màu cà phê, gọi là“huyết hồng”. Dấu hiện 2: “Đau từng cơn” => Đây là dấu hiệu khi sản phụ đã mang thai đủ ngày tháng cho tới trước khi bé ra đời, vì khi cổ tử cung bị co thắt sẽ sinh ra cảm giác đau đớn. Khi mang thai thỉnh thoảng sẽ xuất hiện hiện tượng tử cung bị đau từng cơn, đây là hiện tượng bình thường không cần lo lắng, các dấu hiệu bình thường xuất hiện trước khi sinh sẽ “liên tiếp và đều đặn” xảy ra, cơn đau sẽ xuất hiện mỗi 5- 10 phút, về sau sẽ càng đau hơn trước, càng chứng tỏ là ngày sinh đã tới gần. Dấu hiệu 3: “Vỡ ối” => Đây là hiện tượng vỡ màng ối, gây ra nước ối trong khoang ối chảy từ âm đạo. Ngoài ra, thường thì vỡ ối thường xảy ra vào tuần thứ 37 của thai kì, dưới 37 tuần thì được gọi là “vỡ ối sớm sinh sớm” . Bá sĩ sẽ đánh giá và tùy theo tình trạng sẽ cho thuốc kháng sinh hoặc thuốc an thai, hoặc tiến hành kích sinh...để tránh di chứng sau sinh, hơn 37 tuần thì được gọi là “Vỡ ối thời kì sớm”, lúc này thai nhi đã trưởng thành, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành kích sinh, thay vì tiếp tục dưỡng thai, giúp thai nhi tránh khả năng bị nhiễm trùng. Tham khảo bài viết liên quan: Thai nhi tuần thứ 37 – Ngón tay của con đang tập cầm nắm mọi thứ Ra huyết hồng trong những ngày cuối thai kì là dấu hiệu mẹ sắp sinh    Không phải cứ ra huyết hồng là lập tức sinh ngay Mặc dù ra huyết hồng là dấu hiệu sinh nhưng sau khi ra huyết hồng thì không nhất định là sẽ lập tức sinh ngay. Thường thì, phần lớn các sản phụ sau khi ra huyết hồng thì khoảng mấy tiếng sau hoặc cho tới 2 tuần sau mới sinh, nhưng chắc chắn phải làm kiểm tra chuẩn bị sinh vì sản phụ không thể tự mình phán đoán nên tốt nhất là vào bệnh viện để xác định tình hình. Bác sĩ Zhan - giám đốc khoa phụ sản bệnh viện Chung Hsiao thành phố Đài Bắc cho biết: Không phải sản phụ nào cũng có dấu hiệu ra huyết hồng, một số người là vỡ ối trước hoặc là đau từng cơn trước. Vì sau khi vỡ ối sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi, nên trong vòng 24 tiếng sau khi vỡ ối sẽ đưa em bé ra ngoài. Đối với những cơn đau, thường là sau khi bắt đầu xuất hiện các cơn đau một cách thường xuyên, sẽ tiến hành hành sinh. So với việc vỡ ối và đau từng cơn, thời gian sinh sau khi ra huyết hồng là tương đối dài, nhưng cũng không muộn hơn hai tuần. Bài viết liên quan: Sản dịch sau sinh và những dấu hiệu bất thường Làm thế nào để biết mình sắp sinh chưa? Vì ra huyết hồng không có nghĩa là sẽ sinh ngay nên sau khi đi kiểm tra bác sĩ, bác sĩ sẽ khuyên sản phụ về nhà nghỉ ngơi đợi sinh, cho tới khi vỡ ối hoặc đau từng cơn liên tiếp thì tiến hành vào viện, lúc này thì tâm trạng mẹ nào cũng sẽ nhấp nhổm lo lắng. Vì thế, sau khi ra máu hồng, các mẹ phải học cách tự mình quan sát, nếu có các hiện tượng dưới đây thì phải nhanh chóng nhập viện ngay: 1. Ra nhiều huyết hồng giống như đến kì kinh nguyệt. Máu ra không ngừng. 2. Cảm giác chất nhờn vùng kín tiết ra liên tiếp, có thể là vỡ ối. 3. Vùng eo đau dữ dội, luôn muốn đi vệ sinh 4. Trong một tiếng đồng hồ không cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi 5. Vì được chỉ định sinh mổ, do các yếu tố như tư thế thai nhi không bình thường, đa bào thai vv, đã lên lịch tiến hành sinh mổ. 6. Tần suất tử cung trở nên căng ngày càng trở nên dày đặc, đạt 4-5 lần mỗi giờ, hoặc cứ 10 phút một lần. Nếu không gặp phải các tình huống trên thì các mẹ có thể ở nhà nghỉ ngơi đợi sinh và sinh hoạt ăn, ngủ, tắm giặt một cách bình thường, cho tới khi thấy các cơn đau đều đặn thì vào viện. Ra huyết hồng không có nghĩa là sẽ lập tức sinh ngay   Đặc biệt chú ý: Sản phụ bắt buộc phải sinh mổ, sau khi ra huyết hồng vẫn cần phải đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ đánh giá. Thông thường, sau khi ra huyết hồng thì không cần phải kích sinh, nhiều mẹ thường nghĩ rằng đã vỡ ối rồi thì hay là nhờ bác sĩ kích sinh luôn, nhưng kích sinh thực ra chỉ thích hợp sử dụng khi vì một lí do nào đó khiến thai nhi không nên tiếp tục ở trong tử cung nữa, sau khi ra huyết hồng thì tốt nhất là để em bé phát triển tự nhiên, đợi đến khi thai nhi ở vị trí thuận lợi sẽ tiến hành sinh các mẹ nhớ nha! Bài viết liên quan:  Lợi và hại khi sinh thường với sinh mổ