Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những điều mẹ cần biết giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình sẽ luôn khỏe mạnh, không bị ốm đau nhưng thực tế, điều này rất khó thực hiện bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn rất non nớt. Mẹ có biết hệ miễn dịch của trẻ nhỏ có đặc điểm như thế nào? Chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng để giúp tăng hệ miễn dịch cho con? Mẹ hã

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình sẽ luôn khỏe mạnh, không bị ốm đau nhưng thực tế, điều này rất khó thực hiện bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn rất non nớt. Mẹ có biết hệ miễn dịch của trẻ nhỏ có đặc điểm như thế nào? Chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng để giúp tăng hệ miễn dịch cho con? Mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 1. Hệ miễn dịch là gì? Hệ miễn dịch là gi? Hiểu một cách đơn giản, hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước mọi tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… và các yếu tố độc hại khác xung quanh môi trường. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh vừa giúp trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời, vừa tác động lâu dài tới sức khỏe của con. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ được chia ra làm 2 loại chính: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đáp ứng. Miễn dịch bẩm sinh: Là miễn dịch có sẵn từ khi cơ thể mới sinh ra và hình thành sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh. Trong miễn dịch bẩm sinh bé nhận được chủ yếu là các kháng thể từ mẹ được đưa qua nhau thai ở những tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn chứa kháng thể IgA và các dưỡng chất hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả. Nhờ đó mà trong 6 tháng đầu sau sinh, nếu trẻ được bú mẹ đầy đủ thì con sẽ rất ít khi bị mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch bẩm sinh mà bé nhận được từ mẹ sẽ không tồn tại dài lâu. Kháng thể trẻ nhận từ mẹ sẽ giảm nhanh, sau vài tháng. Cho nên,trẻ rất cần đến một giải pháp bảo vệ bổ sung, để tăng đề kháng cho trẻ. Miễn dịch đáp ứng: Là loại miễn dịch có được khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Nó có thể sau vài ngày, có tính đặc hiệu và hình thành trí nhớ miễn dịch. Miễn dịch nhân tạo là nguyên lý của chủng ngừa hoặc tiêm phòng vắc xin. 2. Cách giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Cho trẻ bú mẹ Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì sữa mẹ cùng với chế độ ăn dặm cho đến khi trẻ được 2 tuổi nhé. Trẻ sẽ nhận được một lượng kháng thể từ mẹ qua sữa, được gọi là “miễn dịch thụ động” sau khi chào đời. Và trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ sẽ dần được hoàn thiện. Do đó, trong giai đoạn đầu tiên, khi hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, nên rất cần tới lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ. Mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây và rau xanh Cho bé ăn nhiều trái cây và rau xanh Cho bé ăn nhiều trái cây và rau xanh như: cà rốt, đậu xanh, cam,… đều là những thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhỏ như vitamin C và caroten. Những dưỡng chất này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu và interferon, có thể bao phủ bề mặt của tế bào, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Cho bé tập thể dục thường xuyên Cho bé tập thể dục thường xuyên Thường xuyên cho bé tập thể dục là cách làm tăng số lượng tế bào miễn dịch của cơ thể. Cho nên, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ ra ngoài chơi nhiều hơn thay vì cứ để trẻ ngồi mãi trong nhà để xem tivi hay máy tính bảng. Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể mua các loại đồ chơi giúp tăng cường khả năng vận động. Còn với những bé lớn hơn, mẹ có thể rủ trẻ ra ngoài chơi một số môn thể thao như: đá bóng, đá cầu, đi xe đạp,… Hạn chế thuốc kháng sinh cho trẻ Mẹ cần ghi nhớ chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh dễ gây ra tình trạng mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, khiến cho hệ tiêu hóa kém đi. Từ đó, làm cho thể trạng của trẻ không thể được cải thiện và càng dễ mắc bệnh hơn. Những trường hợp phải sử dụng kháng sinh cho trẻ, mẹ nên bổ sung cho con ăn sữa chua, bổ sung men tiêu hóa, các vi chất dinh dưỡng để trẻ mau chóng hồi phục sau ốm và xây dựng lại hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng. Quan tâm đến giấc ngủ của trẻ Đối với trẻ sơ sinh sẽ cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ tập đi cần ngủ khoảng 12 – 13 giờ và trẻ mẫu giáo sẽ cần ngủ khoảng 10 giờ. Với những trẻ không có thói quen ngủ trưa thì mẹ hãy cho con ngủ nhiều hơn vào buổi tối. Thiếu ngủ có thể khiến bé dễ mắc bệnh hơn do các tế bào xung kích tự nhiên bị giảm dần đi. Trẻ nhỏ thường dễ bị thiếu ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mải chơi, hay bố mẹ không quan tâm đến giờ giấc ngủ, nghỉ của bé. Bố mẹ có thể bổ sung thêm cho con các thực phẩm bổ sung giúp tăng cường đề kháng Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thông qua việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng. Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm giúp bé tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ được bào chế ở dạng siro, dễ uống mà bố mẹ có thể chọn để bổ sung cho con. Bố mẹ nên chọn những sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có độ an toàn cao như: khúng khiếng, kế sữa, thảo quả,… Cùng các vi chất thiết yếu như: kẽm, lysine,…. Giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi giúp bé yêu phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.