Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bé mắc bệnh thủy đậu: Các mẹ đừng chủ quan, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho bé

Bệnh thủy đậu ở trẻ là một bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, rất dễ bùng phát thành dịch. Tuy thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ phát sinh biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm phổi hay viêm não.

Bệnh thủy đậu ở trẻ là một bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, rất dễ bùng phát thành dịch. Tuy thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ phát sinh biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm phổi hay viêm não.     Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ có nguồn gốc từ virus Varicella Zoster. Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí. Các bé rất dễ lây bệnh nếu tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu khi nước bọt vương lại trên quần áo mỗi khi hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu ngoài da, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi.   Triệu chứng của bệnh thủy đậu Giai đoạn đầu, rất khó cho các mẹ để có thể phát hiện ra triệu chứng thủy đậu trên cơ thể bé. Bé thường sốt nhẹ, biếng ăn. Sau đó, cơ thể bé xuất hiện nốt nhỏ sau 12-24 giờ. Những nốt này thường có mụn nước, bóng nước. Trong trường hợp không xảy ra biến chứng, mụn nước này tự khô, đóng vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày. Trẻ thường bình phục sau 5-10 ngày.   Chăm sóc và chữa trị cho trẻ khi nhiễm thủy đậu Vệ sinh thân thể - Phòng nghỉ của bé cần được vệ sinh thoáng mát, sạch sẽ - Cắt móng tay và vệ sinh móng tay cho bé, đề phòng bé gãi xước các nốt mụn nước - Hoặc cho bé mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để làm dịu cơn ngứa của bé. - Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn   Điều trị các triệu chứng của bệnh   - Chấm dung dịch xanh metylen lên các nốt mụn nước. - Khi trẻ đau nhức và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. - Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%. - Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng.   Những điều cần tránh hoặc kiêng cữ: - Không được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong). - Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu: Bố mẹ cần nhắc bé không gãi để tránh làm vỡ và xước các nốt thủy đậu. Vì khi các nốt dạ bị vỡ sẽ để lại sẹo, dễ bị nhiễm trùng và khiến bệnh lây lan sang các vùng da khác nhanh hơn. - Kiêng dùng chung đồ: Để tránh lây lan bệnh bố mẹ cần cách ly bé khỏi mọi thành viên trong nhà. Đồ dùng của bé phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ. - Kiêng gặp mọi người: Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan vì vậy bố mẹ nên cho bé nghỉ học khi bị bệnh. - Không cho trẻ mặc quần áo quá dày, không tắm rửa vệ sinh hằng ngày khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, sẽ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu. - Không sử dụng các loại lá cây, thuốc không rõ nguồn gốc để đắp lên nốt mụn nước. - Trẻ nên kiêng ăn đồ tanh, đồ nếp, thịt gà,... có thể khiến nốt mụn nước mưng mủ.