Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Có cần bổ sung axit folic cho bà bầu không?

Axit folic có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật thai nhi. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy có cần thiết để bổ sung axit folic cho bà bầu không? Bổ sung axit folic trong thời kỳ mang thai bằng cách nào

Axit folic có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật thai nhi. Vì thế, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy có cần thiết để bổ sung axit folic cho bà bầu không? Bổ sung axit folic trong thời kỳ mang thai bằng cách nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé! Có cần bổ sung axit folic cho bà bầu không? Axit folic là một loại vitamin thuộc nhóm B rất cần thiết cho sức khỏe. Hệ thần kinh của thai nhi được hình thành từ rất sớm ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Mà trong khoảng thời gian này nhiều mẹ chưa biết mình mang bầu. Do đó, nếu đang có kế hoạch sinh con, mẹ bầu cần bổ sung ngay axit folic từ hai đến ba tháng trước khi thụ thai. Điều này giúp mẹ dự trữ một lượng lớn axit folic trong cơ thể để bảo vệ thai nhi khỏi khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có tới 70% tất cả các dị tật thần kinh liên quan đến việc bà bầu thiếu hụt axit folic. Một số nghiên cứu cũng cho rằng, thiếu axit folic làm tăng nguy cơ sinh con mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc tự kỷ ám thị.  Đó là lý do tại sao việc bổ sung axit folic bổ sung axit folic cho phụ nữ có thai rất quan trọng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần axit folic cho sự phát triển của nhau thai và các tế bào cấu tạo các cơ quan của thai nhi. Chất dinh dưỡng này hỗ trợ sản xuất DNA và phân chia tế bào. >>Xem thêm: bầu uống axit folic đến khi nào? Các cách để mẹ luôn đủ axit folic? Bổ sung từ nguồn thực phẩm Theo các chuyên gia khuyến cáo thì phụ nữ mang thai nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Mẹ có thể tăng lượng axit folic bằng cách ăn ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì ống và gạo. Những thực phẩm khác cũng chứa nhiều axit folic, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác bao gồm: Cam và trái cây họ cam Lá rau xanh Đậu lăng Đậu xanh Măng tây Đậu Hà Lan Đậu phộng Hạt hướng dương Gan bò Tăng cường axit folic bằng viên uống bổ sung Thế nhưng, hàm lượng axit folic từ thực phẩm không đủ để đáp ứng nhu cầu của mẹ và thai nhi. Để đạt được mức khuyến nghị hàng ngày, bổ sung axit folic cho phụ nữ có thai bằng viên uống tổng hợp là cách tối ưu. Lựa chọn sản phẩm bổ sung chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm cả axit folic cho bà bầu được các mẹ bầu ưa chuộng. Viên uống bổ sung không thể thay thế hoàn toàn cho một chế độ ăn uống cân bằng, nhưng có thể giúp mẹ kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Lượng axit folic hằng ngày không nên vượt quá 800 mcg. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu mẹ muốn bổ sung với liều lượng cao hơn nhé. >>Xem thêm: viên sắt tốt cho bà bầu hiện nay Bổ sung quá liều axit folic có sao không? Việc bổ sung lượng axit folic quá nhiều cho mẹ bầu sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe như: bệnh hen suyễn, các vấn đề về tim, bệnh bạch cầu và mang thai ngoài tử cung. Đối với những phụ nữ không thể hấp thụ folate tổng hợp, nó có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Mặc dù axit folic rất quan trọng trước và trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng lượng vitamin này khi bổ sung cần được kiểm soát sau tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ bầu trong các trường hợp dưới đây cần tăng cường bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ: Mẹ bầu bị tiểu đường Gia đình có tiền sử bị khuyết tật ống thần kinh Mẹ đã có một lần mang thai trước đó bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ống thần kinh Bố hoặc mẹ bị dị tật thần kinh Mẹ bị động kinh Người mẹ nghiện rượu nặng Như vậy, Axit foli là một vi chất không thể thiếu trong suốt thai kỳ. Vì thế, bà bầu cần bổ sung axit folic đúng cách trước và trong khi mang thai để phòng chống nguy cơ dị tật thai nhi. Tuy nhiên, nếu không có chỉ định bổ sung đặc biệt, mẹ bầu chỉ nên bổ sung đủ liều lượng, tránh bổ sung quá nhiều khiến mẹ gặp phải một số rủi ro bệnh tật. Chúc các mẹ bầu có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn và hạnh phúc!