Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Những phát triển của bé khi ở giai đoạn 1 tuổi

Phát triển về nhận thức và khả năng của các giác quan

Các mốc phát triển của trẻ là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển về nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, xã hội và cảm xúc ở trẻ. Các bậc cha mẹ cần theo dõi kỹ để không bỏ qua bất kỳ mốc phát triển nào của bé. Dưới đây là tổng quan các mốc phát triển của trẻ 1 tuổi. Cha mẹ theo dõi sát và đồng hành cùng bé yêu nhé. 1. Những phát triển của trẻ 1 tuổi Phát triển về nhận thức và khả năng của các giác quan Thích cầm, nắm đồ vật, tách các đồ vật và bóc vỏ hộp đồ chơi. Nhớ được nhiều sự việc hơn và lâu hơn. Bắt chước được tốt hơn và thích bắt chước điệu bộ. Trẻ bắt đầu dùng tay thuận. Có thể phân biệt được hộp đồ chơi theo màu sắc và hình dáng. Cha mẹ có thể hướng dẫn hành động đơn giản như “nhặt đồ lên”. Phát triển về mặt xã hội, ngôn ngữ Cố gắng thử nói lại những lời bạn nói. Bé có thể vẫy tay tạm biệt hoặc lắc đầu “không”. Bày tỏ tâm trạng và hiểu được cảm xúc của người khác. Sợ người lạ mặt và những địa điểm mới lạ. Cũng nhiều trẻ có phản ứng mạnh khi bị tách khỏi mẹ. Biết đùa, bám người và đồ vật. Đã biết từ chối nhiều hơn. Hiểu các trò chơi nhiều hơn, ai xin đồ chơi cũng cho. Trẻ dùng tay thành thạo hơn Đến thời điểm này trẻ đã làm được nhiều việc hơn. Một trong những lý do là xương cổ tay và xương các ngón tay của trẻ đã cứng hơn. Trẻ có rất nhiều việc cần đùng đôi bàn tay. Khi mới được 6 tháng, mắt và tay của trẻ bắt đầu liên kết được với nhau, trẻ cần liếc qua là đã cầm được đồ vật lên, còn ở độ tuổi này, trẻ có thể cầm được đồ vật lên trong khi mắt nhìn sang hướng khác. Một số trẻ ở độ tuổi 1 tuổi này được gọi là “nhanh” khi có thể cầm được vài thứ đồ trên tay cùng một lúc, khi cha mẹ đưa cho món đồ thứ 3, trẻ đã biết ôm hai đồ chơi đầu tiên vào ngực để tay còn lại lấy đồ chơi khác. Trước đây khi nhìn thấy cái gì nếu muốn cầm lên trẻ phải dùng cả bàn tay để nắm lại, nhưng đến tháng này trẻ có thể cầm những vật nhỏ chỉ bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Khoảng 70% trẻ em sẽ nhận đồ từ người khác bằng tay phải. Trẻ 1 tuổi dùng tay chơi thành thạo 2. Những biểu hiện của bé mẹ nên chú ý Bé biếng ăn chậm tăng cân Bé biếng ăn, chậm tăng cân Khi biết đi là khi cân nặng của trẻ không còn tăng đều như trước, thậm chí trẻ có thể còn giảm cân trong khi vẫn ăn uống bình thường. Thường thì đến tháng thứ 7, cân nặng của trẻ sẽ chững lại bởi đây là khoảng thời gian trẻ biết bò. Đến tháng 12 này lại một lần nữa lượng ca-lo trong cơ thể trẻ bị đốt cháy tối đa bởi trẻ có nhiều hoạt động hơn. Giai đoạn này trẻ biếng ăn hơn. Sẽ không ăn hết khẩu phần ở cả ba bữa nữa, cha mẹ hãy hướng sự quan tâm tới chất lượng bữa ăn sao cho có nhiều chất dinh dưỡng nhất. Trong thời gian này, sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng cung cấp đầy đủ protein và các vitamin cho trẻ. Các mẹ nên cho trẻ uống thêm ít nhất khoảng 500ml sữa mỗi ngày, đồng thời cố gắng bổ sung sắt và các loại protein khác cho trẻ. Mẹ có thể giải quyết vấn đề này bằng một số cách sau: Mẹ nên chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng hơn với thức ăn. Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ biếng ăn: Các khoáng chất như Kẽm, Vitamin nhóm B và Amomum fruit là những chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ rau củ quả và một số sản phẩm hỗ trợ ăn ngon miệng an toàn. Tập cho trẻ biếng ăn thói quen ăn uống khoa học: Một số thói quen ăn uống khoa học mẹ có thể tập cho bé như ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đồng thời, các bữa ăn diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Mẹ không cho bé ăn vặt trước bữa ăn và ăn buổi tối quá no. Ngoài ra, mẹ cần tránh tạo thành thói quen xem tivi hoặc nghe nhạc trong lúc bé ăn. Vì sau này bé có thể chỉ ăn khi được xem ti vi. Bé không muốn ngủ trưa Trẻ thường không muốn ngủ trưa, bởi trẻ muốn sử dụng toàn bộ thời gian có được trong việc tập đi và các hoạt động ưa thích khác. Mẹ nên tập cho trẻ ăn trưa và ngủ vào đầu giờ chiều. Bạn hãy thực hiện một cách từ từ, tránh ép buộc trẻ và tạo không gian thích hợp cho việc ngủ của trẻ như tạo không gian yên tĩnh, mở nhạc nhẹ, kể truyện cổ tích hay hát ru cho trẻ… Bé hay bám mẹ, có cảm giác sợ hãi Trẻ bám mẹ, hay có cảm giác sợ hãi Bé sẽ bám mẹ hơn, đặc biệt là khi ở bên ngoài. Bé sẽ ôm chặt mẹ, không chịu chơi với ai. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ ra ngoài vui chơi, cho bé gặp gỡ bạn bè và đến nơi công cộng để bé quen tránh tình trạng bé hình thành tính cách nhút nhát. Tuy nhiên bố mẹ không nên quá lo lắng dần dần bé sẽ trở nên vui vẻ, tự tin hơn. Trẻ bắt đầu phát triển tính cách Về mặt cảm xúc, tùy vào tính cách của từng đứa trẻ để các mẹ có thể quyết định phương pháp hoặc cách dạy phù hợp. Bên cạnh những đứa trẻ lanh lợi, dạn dĩ cũng có không ít các bé nhút nhát hoặc dễ bị kích thích với người lạ. Chỉ cần rời vòng tay bố mẹ một lúc, bé sẽ quấy khóc hoặc sợ hãi. Do đó, tập cho trẻ làm quen với môi trường sống xung quanh và điều rất cần thiết. Chơi và tương tác với trẻ là cách dạy bảo tuyệt vời nhất. Thông qua các trò chơi với những món đồ ngộ nghĩnh, đáng yêu, trẻ dần bộc lộ tính cách cũng như phát triển khả năng tư duy. Chọn đồ chơi phù hợp cho bé cũng là điều các mẹ nên quan tâm. Các toa tàu, xe hơi đồ chơi, lục lạc, túi giấy… dần trở thành những món đồ chơi yêu thích của trẻ từ lúc nào không hay. Chơi và tương tác với trẻ là cách dạy bảo tuyệt vời nhất