Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ bầu cần lưu ý những điều này khi bị tiểu đường thai kì

Hiện nay, có khá nhiều mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kì. Liệu tiểu đường thai kì có nguy hiểm cho thai nhi? Kiểm soát tiểu đường thai kì như thế nào?

Hiện nay, có khá nhiều mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kì. Liệu tiểu đường thai kì có nguy hiểm cho thai nhi? Kiểm soát tiểu đường thai kì như thế nào?   Tiểu đường thai kì là gì? Tiểu đường thai kì là bệnh tiểu đường diễn ra trong quá trình mang thai. Thông thường ở khoảng tuần thai thứ 20 đến 24 có thể phát hiện ra bệnh. Bệnh ảnh ưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là tác nhân gây ra lượng đường cao trong máu. Lượng đường máu sẽ trở lại về mức bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, khi bị tiểu đường thai kì, mẹ có nguy cao bị mắc tiểu đường tuýp 2. Chính vì thế, việc theo dõi lượng đường trong máu là vô cùng quan trọng cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu thuộc nhóm có nguy cơ mắc tiểu đường thai kì nếu có một trong số các yếu tố: - Mẹ mang thai khi đã ngoài 30 tuổi - Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 - Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì trước và trong giai đoạn mang thai - Mẹ bầu có tiền sử tiểu đường thai kì trong lần mang thai trước   Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kì Mẹ khó có thể nhận ra mình bị tiểu đường thai kì cho đến khi đi khám thai định kì và làm xét nghiệm tiểu đường thai kì. Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu chung có thể nhận thấy ở các mẹ mặc bệnh này bao gồm: - Khát nước, thường xuyên thức dậy giữa đêm để uống nước - Tiểu tiện nhiều lần và lượng nước tiểu nhiều - Vết thương ngoài da lâu lành khi bị trầy xước - Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng thuốc điều trị thông thường không khỏi bệnh - Mẹ bầu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống   Điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kì Khi bị tiểu đường thai kì, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến là kiểm soát cân nặng và điều chỉnh chế độ ăn   1. Kiểm soát cân nặng Khi cân nặng tăng cao quá mức, lượng đường trong máu sẽ tăng cao lên. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân. Tốc độ tăng cân quá nhanh (1kg trở lên/tuần) sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể và có thể gây hiệu ứng kháng insulin. Do đó, mẹ cần kiểm soát cân nặng một cách chặt chẽ khi đã mắc tiểu đường thai kì. Để đảm bảo được việc kiểm soát cân nặng này, mẹ có thể xin tư vấn từ bác sĩ về các bài vận động trong thai kì hoặc tập yoga bầu.   2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng Câu hỏi gần như mẹ bầu bị tiểu đường thai kì nào cũng thắc mắc đó chính là “Tiểu đường thai kì thì ăn gì và kiêng gì? Khi đi khám, hầu hết các bác sĩ sẽ đều tư vấn cho mẹ việc cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, mẹ nên chú ý các điểm sau: - Không bỏ bữa sáng: Việc đảm bảo ăn sáng đầy đủ không chỉ duy trì năng lượng cho một ngày làm việc của mẹ cũng như giảm cảm giác thèm ăn khi mang bầu. Mẹ có thể ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua và trái cây - Hạn chế thực phẩm tinh bột, tránh xa thực phẩm có đường: Các thực phẩm có chứa đường, mật ong, đường nâu, siro … đều làm tăng lượng đường trong máu. Những thực phẩm này phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào. Mẹ vẫn có thể ăn thức ăn có chứa tinh bột nhưng ở mức vừa phải. Mẹ có thể thay thế bánh ngọt bằng bánh mì nguyên hạt; các loại chè bằng hoa quả như táo, lê, cam; gạo bằng ngô hay các loại hạt đậu … - Không uống nước ép trái cây: Lượng đường tự nhiên cũng có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể mẹ. Thay vì sử dụng nước ép trái cây, mẹ hãy dùng trái cây tươi vì chúng có chứa chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. - Ăn nhiều chất xơ: Các món ăn giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại rau giúp giảm insulin mà cơ thể cần đẻ giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. - Ăn thực phẩm có chứa crom: Loại khoáng chất này được nghiên cứu có thể hỗ trợ cải thiện dung nạp glucose trong tiểu đường thai kì. Các thực phẩm chứa nhiều crom gồm có rau bina, cà rốt, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt … - Sử dụng thức ăn ít chất béo: Tuy chất béo là cần thiết cho cơ thể nhưng chế độ ăn có nhiều chất béo không tốt cho mọi đối tượng. Mẹ tập trung sử dụng các thực phẩm chưa chất béo lành mạnh cho cơ thể như các loại hạt hay dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương …