Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bé quen bú bình rồi có thể quay lại với ti mẹ không? Làm thế nào để giảm bớt bú bình và bé chấp nhận ti mẹ?

Vì nhiều lí do, bé có thể từ chối việc ti mẹ. Bé quen bú bình rồi có thể quay lại với ti mẹ không? Làm thế nào để giảm bớt bú bình và bé chấp nhận ti mẹ? Hãy cũng MamiBuy tìm hiểu nhé!

Vì nhiều lí do, bé có thể từ chối việc ti mẹ. Bé quen bú bình rồi có thể quay lại với ti mẹ không? Làm thế nào để giảm bớt bú bình và bé chấp nhận ti mẹ? Hãy cũng MamiBuy tìm hiểu nhé!   Dù bé đã rất quen bú bình rồi, mẹ vẫn có thể đưa bé trở lại với bầu ngực của mẹ chỉ cần mẹ kiên nhẫn, có kiến thức đúng, đủ và sự hỗ trợ phù hợp. Việc đầu tiên, mẹ cần xác định tinh thần cho chính mình. Quá trình đưa con lại với bầu ngực của mẹ không đơn giản và mẹ sẽ cần cực kì kiên nhẫn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần giữ cho tinh thần của mình thoải mái, tránh stress để đảm bảo lượng sữa cho con yêu trong quá trình này.   1. Mẹ hãy bắt đầu cho con ti trực tiếp sớm nhất có thể Thời gian bé ti bình càng lâu thì thời gian để con quay lại với mẹ ti trực tiếp càng dài. Với các bé dưới 3 tháng tuổi, dù có quen với việc ti bình, nếu mẹ tập lại cho con, con vẫn có thể ti mẹ trực tiếp hoàn toàn. Trong khi đó, tỉ lệ trẻ lớn hơn 3 tháng quay lại ti mẹ trực tiếp khi quen ti bình sẽ thấp hơn rất nhiều.   2. Mẹ cần học được việc nhẫn nại Quá trình tập ti lại cho bé thật sự là một quá trình nhiều nước mắt. Nước mắt của cả mẹ và bé. Sẽ có những lúc, mẹ muốn buông xuôi hay cố gắng tìm mọi cách để ép con ti mẹ. Nhưng mẹ ơi, mẹ hãy nhớ là ép con ti cũng không khác gì sau này mẹ ép con ăn cơm, ăn cháo. Càng cố ép, mọi chuyện lại càng tệ hơn. Chính vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn, dừng việc tập cho con ti mẹ và thử lại lần sau nếu như con có dấu hiệu không hợp tác nhé!   3. Mẹ hãy da tiếp da với bé Mẹ có nhớ việc đầu tiên các bác sĩ làm sau khi bé cất tiếng khóc chào đời là gì không? Đó chính là cho bé được da tiếp da với mẹ. Các bé được da tiếp da với mẹ có khả năng tự tìm núm vú của mẹ và bắt đầu bú. Việc da tiếp da này giúp kích thích các giác quan của bé, cho bé ngửi được mùi của mẹ, cảm thấy an toàn khi được tiếp xúc với mẹ.   4. Cho con ti mẹ trực tiếp nhiều nhất mức có thể Sau 4 tuần đầu, sữa tiết ra từ cơ thể mẹ là do hormone thì sữa sau đó sẽ tiết ra theo nhu cầu ăn của con. Việc cho con bú thường xuyên giúp bé quen dần với cảm giác ti mẹ cũng như giúp mẹ tiếp tục sản xuất ra lượng sữa phù hợp với con.   5. Cai dần ti bình Khi bé đã dần quen hơn với việc ti mẹ, mẹ có thể giảm dần các cữ ti bình. Trong trường hợp  bé chưa ti mẹ được nhiều, mẹ có thể giảm dần việc ti bình bằng cách cho con ăn bằng thìa hay ống bón sữa và giữ đủ cữ ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.   6. Cho bé ti mẹ khi đói vừa phải Đừng nghĩ để cho bé cực kì đói, bé sẽ chấp nhận ti mẹ thanh vì ti bình. Bé có thể chịu đói và ngủ thiếp đi đấy mẹ ạ. Cách hợp lí để bé làm quen lại với ti mẹ là mẹ cho con ti bình trước một lượng nhỏ, sau đó bỏ bình ra và cho bé tiếp tục ti mẹ. Nếu bé không hợp tác nghĩa là bé chưa sẵn sàng, mẹ có thể thực hiện lại sau. Ngoài ra, mẹ có thể cho con ti, nhìn hay chạm vào ti mẹ bất cứ lúc nào khi hai mẹ con cùng cảm thấy thoải mái.   7. Tập cho bé ti mẹ khi bắt đầu buồn ngủ   Khi bé bắt đầu buồn ngủ và không bị quá đói, mẹ có thể cho con dần tiếp xúc với bầu sữa của mình. Trong khi cho bé bú, tay mẹ vẫn có thể massage kích thích phản xạ xuống sữa để bé có thể bú dễ hơn. Trong trường hợp mẹ nhiều sữa, mẹ nên dùng tay ép bớt lại để tránh sữa xuống quá nhanh, bé bị sặc sẽ lại càng sợ ti mẹ hơn. Việc tập ti mẹ lại cho bé dù tỉ lệ thành công cao nhưng không phải bé nào cùng chấp nhận tập ti lại mẹ dù mẹ đã dùng rất nhiều cách. Dù bé chọn ti mẹ trực tiếp hay ti bình thì việc nuôi con quan trọng nhất chính là sức khỏe và tinh thần của hai mẹ con. Chỉ cần con khỏe, mẹ vui thì các mẹ cứ vui vẻ với cách nuôi con của mình nhé! Bài đọc thêm: Mẹ cho con bú cần kiêng ăn gì? Những thực phẩm này mẹ nên thận trọng khi dùng để đảm bảo sức khỏe cho con