Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Khi mang thai cần bổ sung những chất gì? 10 dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ khỏe mạnh và hướng dẫn liều dùng hợp lý cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, cơ thể mami cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt. Ngoài cách bổ sung bằng thực phẩm, mami còn nên uống các loại vitamin và khoáng chất dành riêng cho bà bầu. Tuy nhiên phải dùng thế nào cho đủ và đúng, tránh bị thừa, thiếu, hoặc dùng sai cách gây mất

Trong thai kỳ, cơ thể mami cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt. Ngoài cách bổ sung bằng thực phẩm, mami còn nên uống các loại vitamin và khoáng chất dành riêng cho bà bầu. Tuy nhiên phải dùng thế nào cho đủ và đúng, tránh bị thừa, thiếu, hoặc dùng sai cách gây mất tác dụng?  MamiBuy sẽ giúp mẹ liệt kê những dưỡng chất cần thiết và cách dùng hợp lý nhé:   1. Axit folic (folate) Axit folic có trong cam, măng tây, rau chân vịt, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, khoai tây, ngũ cốc thô, đậu tương... là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho thai nhi, làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh ở tim, chi, đường tiểu của trẻ. Ngoài ra Axit folic còn góp công lớn trong quá trình tổng hợp ADN và sự phân chia tế bào nhanh. Bà bầu cần 400-600mg axit folic mỗi ngày, Nhưng tuyệt đối không uống axit folic cùng trà, cà phê, rượu, bởi chất kích thích sẽ làm giảm khả năng hấp thụ viên bổ sung. Mẹ nên uống nước ấm và ăn nhiều chất xơ trong thai kỳ khi uống bổ sung axit folic để tránh táo bón   2. Axit béo Omega 3 Đây là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch và hoạt động chức năng của thai nhi (DHA cũng chính là một axit béo thuộc nhóm Omega 3 này). Omega 3 giúp giảm nguy cơ sinh non cho bà bầu, giúp thai nhi tránh nguy cơ dị ứng thức ăn, bệnh chàm, phòng ngừa bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tâm thần và làn da của mẹ. Mỗi ngày mẹ nên tiêu thụ 500mg Omega 3 trong các thực phẩm: cá hồi, trứng, sữa, quả bơ, hạt óc chó...   3. Các vitamin quan trọng Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6 và B12) đều rất quan trọng để giúp bà bầu và thai nhi khỏe mạnh. Ngũ cốc thô, thịt, cá, sữa, các loại hạt đều rất giàu vitamin nhóm B. Vitamin A tốt cho da, xương và mắt em bé: cần 800mcg/ngày, bổ sung từ rau xanh, sữa, dưa hấu, đào. Vitamin D giúp tăng hấp thụ canxi hiệu quả để xây dựng xương, mô và răng. Mẹ cần 4000 IU/ngày, bổ sung bằng cách tắm nắng, ăn cá hồi, lòng đỏ trứng Vitamin C chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cả mẹ và bé. Cần bổ sung 65mg mỗi ngày từ trái cây họ cam quýt, rau bắp cải hoặc xà lách, súp lơ xanh, cà chua... Vitamin E rất quan trọng với hệ miễn dịch và làn da, ngoài ra còn giúp bảo vệ võng mạc và phổi khi trẻ mới được sinh ra phải thích nghi với môi trường bên ngoài. Mẹ cần 15mg mỗi ngày, bổ sung từ quả óc chó, bơ, trái cây và rau, đậu phụ, hải sản.   4. Đạm (protein) Chất đạm xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể, tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch, tạo hormone, vận chuyển oxy trong máu và còn tạo sự đồng nhấp giữa các cơ bắp. Mẹ bầu nên tính cân nặng để xem mình cần bao nhiêu protein một ngày. 1kg trọng lượng cơ thể sẽ tương ứng với 1g protein. Những thực phẩm giàu protein là thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, lúa mì, lúa mạch... Tuy nhiên mẹ lưu ý nếu như hấp thu nhiều protein mà thiếu vận động để chuyển hóa protein thành năng lượng, thì cơ thể sẽ dễ bị béo phì và một số vấn đề sức khỏe khác.   5. Sắt (iron) Sắt đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành tuần hoàn máu, giảm nguy cơ sinh nhẹ cân và sức khỏe kém ở trẻ mới sinh, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mẹ bầu thường có nguy cơ thiếu máu do phải dồn lượng máu nuôi thai nhi, nên việc bổ sung sắt là rất cần thiết. Mỗi ngày mẹ bầu cần tối thiểu 27mg sắt, lưu ý không được uống cùng canxi hoặc uống với sữa, vì chúng sẽ vô hiệu hóa sắt. Ngược lại, Vitamin C tăng cường khả năng hấp thu sắt, nên giờ uống sắt các mẹ có thể dùng với một ly nước cam thì sẽ rất có lợi. Bổ sung sắt cũng có thể gây táo bón nên mẹ nhớ dùng nhiều chất xơ nhé. Thực phẩm giàu sắt là thịt bò, thịt gia cầm, rau chân vịt và các loại đỗ   6. Canxi Ít ai không biết đến tầm quan trọng của canxi trong sự hình thành và phát triển xương, răng của thai nhi, góp phần phát triển hệ thần kinh, cơ, giữ nhịp tim ổn định, và còn giảm nguy cơ loãng xương ở bà bầu. Mẹ bầu cần bổ sung canxi đúng cách với hàm lượng 800-1500mg mỗi ngày, chỉ nên uống trước 4 giờ chiều để tránh sỏi thận hoặc khó ngủ. Mẹ cũng tuyệt đối không uống chung với sắt, mà nên uống cùng Vitamin D3. Canxi có rất nhiều trong cua đồng, tôm tép, hải sản không có thủy ngân, các chế phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai, và một số loại rau xanh.   7. Magie Với thai phụ, magie có vai trò đặc biệt là ngăn ngừa chứng sản giật, phòng sinh non và giảm tử vong sản khoa. Ngoài ra cũng rất cần thiết cho sự hình thành xương, protein và axit béo. Vitamin được hấp thu cũng cần phải có đủ Magie để chuyển hóa. Vì thế bà bầu hãy đừng quên bổ sung Magie (khoảng 400mg mỗi ngày) với các loại ngũ cốc, đậu đỗ, gạo lứt, vừng đen...   8. Kẽm (Zinc) Kẽm cũng giảm nguy cơ sinh non, hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác khứu giác và khả năng chữa lành vết thương của cơ thể. Thiếu kẽm có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con nhẹ cân và các vấn đề khác trong khi mang thai, chuyển dạ và sinh nở. Mẹ nên ăn ngũ cốc, thịt đỏ, tôm cua, sò ốc, các loại hạt, các chế phẩm từ sữa để bổ sung kẽm. Lượng kẽm hợp lý cho một ngày là 11mg, tuy nhiên cũng có thể cộng dồn lượng kẽm trong vài ngày hoặc một tuần để bổ sung một lần.   9. I ốt (Iodine) I ốt ngăn ngừa các rối loạn như trí tuệ chậm phát triển, cần cho sự phát triển não bộ, chống lại rối loạn và suy tuyến giáp Mẹ bầu hoặc cho con bú cần khoảng 200mcg i ốt mỗi ngày, tuy nhiên không phải cứ nạp càng nhiều i ốt càng tốt, nếu thừa i ốt có thể làm biến đổi chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh năng cho chức năng tuyến giáp. Mẹ chú ý nhé! Các nguồn i ốt tự nhiên có tảo tía, rau chân vịt, rau cần, cua cá biển, muối biển, cải thảo.   10. Carbonhydrates Khi mang bầu thì không nên ăn "low carb" đâu mami nhé! Chất bột đường hay tinh bột (carbonhydrates) không thể thiếu trong quá trình mang thai, nhằm cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Tiêu thụ không đủ có thể dẫn đến mệt mỏi. Ngoài ra đủ carb còn giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón nữa. Carb rất dễ tìm thấy trong mì, gạo, khoai tây, ngũ cốc, đậu khô... Dĩ nhiên mami cũng nên lựa chọn khi nạp carb, cần tránh đường trắng, tinh bột trắng (bánh ngọt, bánh mì trắng) vì ăn nhiều sẽ dễ dẫn đến béo phì, thừa cân, tiểu đường thai kỳ.   Khi bổ sung dưỡng chất dạng uống trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý - Luôn tham khảo sự tư vấn của bác sĩ - Đọc kỹ thành phần và liều lượng của các dưỡng chất trong viên bổ sung - Nên uống vào ban ngày, trước 4 giờ chiều, uống sau bữa ăn cùng một cốc nước lớn. - Ăn uống và vận động hợp lý để tối ưu hiệu quả của các dưỡng chấ.t - Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm định...   Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, và biết nên dùng những loại viên bổ sung nào để có hàm lượng dưỡng chất tốt nhất cho sức khỏe bản thân và con yêu. Mẹ cũng cần đi khám thai thường xuyên và làm theo các tư vấn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh nở mẹ tròn con vuông nhé.