Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Bố mẹ ơi đọc bài này để biết cách dạy con tập nói?

Nếu như mẹ biết được khả năng ngôn ngữ của con được hình thành ngay từ những ngày đầu tiên cất tiếng khóc chào đời, mẹ sẽ sớm chú trọng hơn đến việc giao tiếp như thế nào để bé phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.

Nếu như mẹ biết được khả năng ngôn ngữ của con được hình thành ngay từ những ngày đầu tiên cất tiếng khóc chào đời, mẹ sẽ sớm chú trọng hơn đến việc giao tiếp như thế nào để bé phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Ở những tháng đầu, kỹ năng ngôn ngữ của bé thể hiện qua tiếng khóc, rồi những âm thanh bập bẹ tưởng chừng như vô nghĩa. Càng lớn, khả năng nói của bé sẽ được dần cải thiện, ngày càng tốt hơn. Tuy mỗi bé có xu hướng phát triển nói chung và biết nói nói riêng nhưng mẹ có thể hỗ trợ việc tập nói cho trẻ bằng những phương pháp vô cùng đơn giản sau:   1. Nói chuyện với con thường xuyên   Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện này lại là nền tảng đển kích thích khả năng ngôn ngữ của con. Mẹ hãy tranh thủ lúc bé thức, trò chuyện với bé khi bé thức, bé chơi. Ngay cả khi thay tã hay cho bé ăn, mẹ hoàn toàn cũng có thể nói chuyện với bé đấy!   2. Đừng quan trọng bé phải nói chuẩn ngay lập tức Điều này là hoàn toàn khó khăn với bé khi lần đầu đã phải phát âm đúng và chuẩn. Để có thể bi bô sớm, bé cần phải cảm thấy tự tin khi phát ra âm thanh đó, khi nói chuyện với bố mẹ. Sự tự tin này còn quan trọng với bé hơn rất nhiều so với việc nói đúng, nói chuẩn từng từ.   3. Hãy đáp lại bé   Thông thường, khi bé tập nói, mẹ có xu hướng cố gắng nghe xem bé nói gì và sửa lại nếu thấy bé phát âm còn ngọng, còn chưa chuẩn. Tuy nhiên, để khuyến khích bé nói, mẹ hãy đáp lại câu chuyện của bé nhé! Đừng đơn thuần là mỉm cười hay hoan hô, mẹ hãy đáp lại trẻ bằng những câu nói thực tế, ví dụ như “Ồ, thú vị quá”, “À, mẹ hiểu em bé muốn gì rồi” …   4. Kết hợp nói là hành động Trong từng hành động mẹ làm với bé, mẹ nên giới thiệu, miêu tả lại hành động cho con hiểu. Ví dụ như việc thay đồ, khi cởi áo cho bé, mẹ sẽ nói “Mẹ sẽ cởi áo cho con nhé@”, “Mình phải cởi cúc áo này”, “Áo này có 4 chiếc cúc này”… Sự kết hợp này giúp bé nhanh nhớ từ theo hoạt động và lặp lại khi mẹ thay áo cho bé.   5. Dùng từ ngữ đơn giản Mẹ nên hạn chế dùng những từ phức tạp, cấu trúc câu dài khi nói chuyện với bé. Câu càng dài, khả năng ghi nhớ thông tin trong câu của bé càng hạn chế. Câu ngắn, đơn giản giúp bé tập trung được vào thông tin quan trọng trong câu nói của mẹ.   6. Cho bé ra ngoài chơi Môi trường xung quanh bé càng đa dạng, bé học nói càng nhanh. Nếu như bé quanh quẩn trong nhà, mẹ chỉ có thể giới thiệu với đây là bàn ghế, đây là tủ đồ. Ngược lại, khi bé ra ngoài chơi, mẹ có thể chỉ cho con kìa xe máy, ô tô, đây hoa thơm, hay vườn cỏ xanh ngắt. Tất cả những gì bé được học qua trải nghiệm đều sẽ dễ “thẩm thấu” vào não bé.   7. Loại bỏ những tiếng ồn không cần thiết Khi bé nói chuyện với mẹ, các âm thanh như tiếng ti vi, tiếng nhạc có thể làm bé mất tập trung. Mẹ hãy loại trừ các loại âm thanh này khi nói chuyện với bé nhé!   8. Luôn khuyến khích con Khuyến khích bé bày tỏ quan điểm cũng như lắng nghe những gì bé nói, thể hiện sự thích thú của mẹ với những điều con kể, mẹ sẽ thấy ngạc nhiên với khả năng phát triển ngôn ngữ của con đấy! Một điều quan trọng, các mẹ luôn nhớ khi dạy bé học nói chính là đừng bao giờ so sánh con với các bé khác nhé! Mỗi bạn sẽ có một thời gian để phát triển khác nhau mà!