Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Phương pháp Lazame là gì, có tốt không? 9 phương pháp vận động giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng

Phương pháp hít thở Lazame là một cách đánh lạc hướng sự chú ý thông qua việc thở đều đặn để giảm bớt sự đau đớn. Phương pháp Lazame áp dụng cho mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 7 trở đi. Trong bài này Mamibuy sẽ giới thiệu cho các bạn nguyên lý và các bước thực hiện phương pháp Lazame cùng với các loạ

Phương pháp hít thở Lazame là một cách đánh lạc hướng sự chú ý thông qua việc thở đều đặn để giảm bớt sự đau đớn. Phương pháp Lazame áp dụng cho mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 7 trở đi. Trong bài này Mamibuy sẽ giới thiệu cho các bạn nguyên lý và các bước thực hiện phương pháp Lazame cùng với các loại vận động giúp mẹ bầu vượt cạn dễ dàng nhé!   Nguyên nhân gây đau khi sinh nở Phương pháp giảm đau của Lazame là một phương pháp giảm đau được phát triển dựa trên năm nguyên nhân gây đau khi sinh nở. 5 nguyên nhân đó là:   1. Thiếu kiến thức sinh nở Điều này thường xảy ra khi mẹ bầu không tìm hiểu về nguyên lý và quá trình sinh con trước khi lâm bồn. Khi thực sự bước vào quá trình vượt cạn thì khó có thể ứng phó kịp thời với các cơn đau, khiến việc sinh nở trở nên khó khăn. 2. Không thả lỏng cơ thể Nếu trong quá trình sinh mẹ bầu quá căng thẳng, sợ hãi mà không tin vào y bác sĩ, toàn thân gồng lên căng cứng sẽ ảnh hưởng để việc co tử cung dẫn tới kéo dài quá trình sinh con. 3. Thiếu khí vùng cơ tử cung Khi cơ thể căng thẳng sẽ tiêu tốn oxy, dẫn tới các cơ tử cung bị thiếu khí nên khi tử cung co lại sẽ bị đè nén dẫn tới đau khi sinh nở. 4. Áp lực tâm lý Bà mẹ nào cũng biết được một điều hiển nhiên là khi sinh sẽ đau! Chính về thế tâm lý lúc nào cũng bị áp lực. Nếu như không giảm bớt áp lực tâm lý, tâm trạng căng thẳng càng khiến việc sinh con càng đau hơn. 5. Dẫn truyền thần kinh  Để giúp cho em bé được ra đời một cách dễ dàng, tử cung sẽ co bóp mạnh từng cơn, hiệu ứng này được truyền đến não thông qua các dây thần kinh, tạo thành nhận thức và cảm giác "đau đớn".   Tại sao phương pháp Lazame lại có thể giảm đau? Nguyên lý của phương pháp Lazame là "phương pháp phòng ngừa tâm lý". Phương pháp này cho rằng bộ não của con người sẽ học tập và thay đổi trước phản ứng kích thích, cũng là giúp cho mẹ bầu có sự chuẩn bị tâm lý đầy đủ nhất, thông qua tập luyện và vẫn động trước, khi cơn đau đến sẽ không có cảm giác sợ hãi mà ngược lại có biết làm thế nào để vượt qua cơn đau. Năm 1952, bác sĩ sản khoa F.Lamaz người Pháp đã học phương pháp này từ Liên Xô và quyết định đưa phương pháp này về nước Pháp để nghiên cứu và sau đó cải tiến thành phương pháp giảm đau khi sinh nở Lamaze. Hơn một thập kỷ trước, nó được truyền từ Úc sang Hoa Kỳ, sau hơn mười năm truyền bá và ứng dụng, phương pháp này đã được hầu hết các bác sĩ sản khoa chấp nhận và được coi là cách "gây mê" an toàn và hiệu quả nhất khi sinh nở.   Lợi ích của phương pháp giảm đau Lamaze 1. Ba mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc sinh nở, giảm cảm giác lo lắng và căng thẳng. 2. Tập luyện sự phối hợp ăn ý giữa vợ và chồng, để cả hai bên có sự đồng tâm hiệp lực để chào đón em bé chào đời. 3. Giúp cho quá trình sinh nở được thuận lợi hơn.   Các bước hít thở Lamaze Giai đoạn 1 Khi cổ tử cung mở 0 ~ 4 cm Khẩu lệnh: Hít vào 2...3...4 thở ra 2...3...4 . Mỗi lần hít vào thở ra tầm 10s   Giai đoạn 2 Cổ tử cung mở 4 ~ 8 cm Hít 2...3...4   thở 2...3...4 Hít 2...3    Thở 2...3 Hít 2     Thở 2 Hít thở hít thở hít thở hít thở    Hít 2 thở 2 Hít 2...3 thở 2...3 Hít 2...3...4 thở 2...3...4   Giai đoạn 3 Cổ tử cung mở 8~10 cm Hít thở thở thở thở hít thở thở thở thở hít thở thở thở thở   Giai đoạn 4 Khi thai nhi vào đường dẫn sinh Hít sâu - nín thở - thở ra Hít sâu - nín thở- thở ra Hít sâu nín thở rặn (sức đẩy về phía dưới)   Giai đoạn 5 Đầu em bé ra ngoài, bác sĩ và hộ sinh sẽ nhắc “không nên dùng sức” nữa chỉ cần hà hơi Hít  thở (hà ~~) Hít  thở (hà ~~)   Những điều cần chú ý khi tập luyện phương pháp Lazame 1. Chọn giường hoặc sàn gỗ phẳng kiên cố. 2. Trước khi thực hiện cần đi tiểu mặc quần áo rộng rãi. 3. Tập lúc dạ dày trống hoặc sau khi ăn khoảng 1 đến 2 tiếng. 4. Số lần từ ít tới nhiều. 5. Khi tập luyện tập trung toàn bộ sức lực, huấn luyện viên có thể kiểm tra xem sản phụ thực hiện có chính xác hay không. 6. Trong quá trình thực hành, huấn luyện viên và người phụ nữ mang thai nên hợp tác với nhau để giúp hai bên có sự phối hợp tốt nhất.