Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Giải tỏa những lo lắng mẹ bầu không biết hỏi ai: Chuyển dạ và sau sinh

40 tuần thai nghén là một hành trình đầy ắp những trải nghiệm mới lạ và cả bất thường. Ngoài những biến đổi lớn của cơ thể, mẹ bầu còn đứng trước nhiều bước ngoặt cuộc đời khi làm vợ, làm mẹ. Cả một biển kiến thức về sinh nở và nuôi con để tham khảo, rồi lại vô vàn câu chuyện truyền miệng từ các bà

40 tuần thai nghén là một hành trình đầy ắp những trải nghiệm mới lạ và cả bất thường. Ngoài những biến đổi lớn của cơ thể, mẹ bầu còn đứng trước nhiều bước ngoặt cuộc đời khi làm vợ, làm mẹ. Cả một biển kiến thức về sinh nở và nuôi con để tham khảo, rồi lại vô vàn câu chuyện truyền miệng từ các bà các cô các chị... khiến mẹ mang thai lần đầu "hoa mắt chóng mặt". Ấy thế nhưng vẫn có những nỗi lo lắng, xấu hổ và sợ hãi rất riêng tư và tế nhị, mà các mami chẳng biết hỏi ai hay tham khảo từ đâu. Mami hãy thở phào nhé vì đã có Mamibuy đây rồi. Trong kỳ này chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho các băn khoăn về chuyển dạ và sau sinh nhé.   Lo lắng: Liệu mình có lỡ... đại tiện ngay trên bàn đẻ không? Nghĩ đến thôi đã thấy xấu hổ rồi! Giải đáp: Đừng lo quá mami ơi. Chỉ khi ruột già của bạn lúc ấy quá đầy, chịu áp lực mỗi khi rặn thì mới có chuyện trót nhỡ ấy thôi. Thông thường mẹ sẽ được bơm thuốc để đại tiện trước khi lên bàn đẻ rồi. Và hãy yên tâm vì các bác sĩ và y tá rất kinh nghiệm và sẵn sàng thông cảm giúp đỡ mẹ. Họ thực hiện rất nhiều ca sinh nở hàng ngày mà. Mẹ sẽ có sự riêng tư cần thiết, và chỉ cần tập trung vào nỗ lực sinh bé mà thôi.     Lo lắng: Trời ơi chuyển dạ sinh con đau lắm. Làm sao mình chịu được đây? Giải đáp: Hãy thư giãn và nhìn xung quanh mẹ nào: các bà, các mẹ, các chị em... họ đã vượt qua chuyện này và vẫn ổn thôi đúng không? Sinh nở là khả năng tự nhiên mà tạo hóa ban cho phụ nữ, cho nên chắc chắn mami sẽ làm được mà. Y học ngày nay cũng có rất nhiều giải pháp giúp giảm đau cho sản phụ như phương pháp đẻ không đau, thuốc truyền giảm đau 48h sau sinh, viên giảm đau đặt hậu môn, chai xịt và băng lạnh giảm đau vết khâu tầng sinh môn...v.v... Trải nghiệm sinh nở không ai giống ai. Bạn sẽ chỉ biết rõ mọi thứ khi việc thực sự diễn ra thôi. Vì thế đừng mất công "tham khảo" trước quá nhiều để rồi càng gần ngày sinh thì càng căng thẳng nhé. Nếu có thì hãy viết ra những lo lắng và mong muốn cụ thể của bạn và thảo luận với bác sĩ.     Lo lắng: Ngộ nhỡ mình chuyển dạ trong lúc đang ngủ? Ngộ nhỡ không kịp vào viện thì sao? Giải đáp: Đúng là có thể bạn sẽ đang ngủ và không biết nếu bị vỡ ối - có lúc nó chỉ rỉ ra như một chút nước tiểu thôi. Nhưng khi các cơn co thắt bắt đầu, thì chẳng mẹ nào lầm tưởng hay lờ đi được đâu. Và cũng đúng là có chuyện mẹ bầu không kịp vào viện để sinh, nên "đẻ rơi" con trước cửa nhà, trên taxi...v.v...  Nhưng đây là những trường hợp rất hiếm hoi. Thông thường từ khi các dấu hiệu chuyển dạ bắt đầu cho đến khi bạn nghe được tiếng khóc của bé cưng thì khá dài đấy - trung bình là 12 tiếng. Các mẹ sinh con lần đầu có thể sẽ lâu hơn nữa. Gần kề ngày sinh mẹ hãy trao đổi thường xuyên với bác sĩ, hoặc tham gia các lớp học tiền sản để nắm rõ và chủ động khi đến "giờ G". Cũng nên tập dượt thử một chút để xác định được bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian đi từ nhà tới viện.    Lo lắng: Lạy trời cho mình không phải sinh mổ! Giái đáp: Trong các trường hợp bé không xoay đầu, hoặc thai phát triển quá lớn, thì mẹ cứ chuẩn bị tinh thần sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ - và việc này hoàn toàn không đáng lo ngại nhé. Mẹ sẽ chỉ cần đợi đến ngày giờ chỉ định rồi xách giỏ vào viện. Sẽ không mất nhiều thời gian trước khi bạn được gặp bé yêu đâu! Cũng có thể khi nỗ lực sinh thường không thành và bác sĩ quyết định mổ vào phút chót, mẹ hãy tin tưởng các chuyên gia sản khoa vì đây là nghề của họ mà! Thông thường cả mẹ và bé sẽ đều được an toàn. Và cũng sẽ có rất nhiều phương pháp giảm thiểu tối đa sự đau đớn.   Lo lắng: "cô bé" của mình sẽ bị biến dạng kinh khủng sau khi sinh Giải đáp: Đừng lo, "cô bé" tự biết phải làm gì! "Cô bé" được thiết kế để giãn nở tối đa lúc vượt cạn, và chỉ cần bạn đừng quên chăm sóc cho "bạn ấy" sau khi sinh, thì dần dần sẽ có lại kích thước màu sắc và mùi hương như ban đầu. Mẹo cho mami: bài tập Kegel vừa giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng, vừa giúp lấy lại sự săn chắc dẻo dai cho "cô bé" sau sinh đấy mẹ ạ!   Lo lắng: Có phải sau khi sinh thì mình sẽ thi thoảng "tè dầm"? Giái đáp: Đúng là khả năng kiểm soát tiểu tiện của mẹ bầu sẽ bị suy giảm. Nhất là gần đến ngày lâm bồn. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm bớt sau khi sinh 6 tuần đến 3 tháng. Và khi tập Kegel, mẹ cũng sẽ dễ dàng kiểm soát lại việc tiểu tiện thôi.   Lo lắng: Chuyện "yêu" của vợ chồng mình sẽ không còn được như xưa nữa. Sau sinh mà "ấy ấy" thì đau lắm. Hình như còn rộng và khô nữa...thì làm sao mà vui vẻ được. Giải đáp: Hãy kiên nhẫn và "thông cảm" với các vấn đề cơ thể sau khi sinh nhé mami. Phụ nữ cần thời gian để phục hồi các thương tổn. Sau khi vết thương lành thì còn phải mất thêm ít thời gian nữa để nội tiết tố cân bằng lại. Vì thế nên nếu mami thấy giảm ham muốn, sợ "yêu", mất tự tin, thậm chí thấy đau khi gần gũi chồng thì cũng là hoàn toàn bình thường. Mami hãy nhớ "chuyện ấy" chỉ được khởi động sau sinh ít nhất là 6 tuần nhé. Và hãy bắt đầu nhẹ nhàng, tình cảm, thư giãn, với sự hỗ trợ từ chất bôi trơn. Giai đoạn này cũng rất cần sự phối hợp của bố em bé, để sẻ chia công việc, giảm áp lực và bày tỏ yêu thương với vợ nhiều hơn. Có rất nhiều mẹ chia sẻ rằng sau một thời gian khó khăn, đến khoảng 6 tháng sau sinh là mọi thứ đã bình thường trở lại, họ thậm chí còn thấy đời sống tình dục được cải thiện hơn so với lúc chưa có con.   Lo lắng: Sau sinh thì "tàn một đời hoa" rồi, còn gì là vóc dáng mảnh mai và vòng eo thiếu nữ nữa! Giải đáp: Đầu tiên mami sẽ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cân đúng chuẩn trong thai kỳ. Nếu trước bầu mà cân nặng trung bình thì trong khi mang thai bạn nên tăng từ 11 đến 15kg, không nên tăng quá nhé. Đến sau khi sinh, để nhanh chóng lấy lại vóc dáng, thay vì ngồi yên và lo lắng thì mami hãy lên ngay một kế hoạch sinh hoạt và một chế độ tập luyện ăn uống lành mạnh. Mamibuy có thể giúp bạn ngay việc này tại đây. Cho bé bú mẹ, ăn uống lành mạnh vừa phải, dành thời gian tập thể dục, và ngủ đủ giấc chính là chìa khóa để giúp mami lấy lại vóc dáng ban đầu. Việc này là hoàn toàn khả thi, chỉ cần mẹ kiên nhẫn và tích cực!   Lo lắng: Mang thai sinh con thì dễ, nhưng làm sao để trở thành một người mẹ tốt? Điều gì sẽ xảy ra khi một em bé xuất hiện trong cuộc sống của mình, cần mình dành cả đời để nuôi nấng dìu dắt? Thế giới liệu có đảo lộn cả lên không?   Giải đáp: Lo lắng này của mami chính là một dấu hiệu tích cực. Mẹ đã bắt đầu quan tâm con, lo nghĩ cho con từ khi con còn trong bụng. Hãy từng bươc đi tìm câu trả lời cho các băn khoăn trong hành trình làm mẹ - một hành trình vĩ đại, mà khi có con bên cạnh, mẹ sẽ không cô đơn. Tình mẫu tử thiêng liêng chính là nguồn gốc để bạn trở thành một người mẹ tuyệt vời. Đừng lo mẹ nhé!