Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Mẹ cẩn trọng: Nấm da có thể bị nhầm là hăm tã

Hăm tã là hiện tượng phổ biến nhiều trẻ mắc phải vì da của bé còn non và nhạy cảm. Tuy nhiên, hăm tã và nấm cũng có khá nhiều biểu hiện giống nhau mà đôi khi mẹ vô tình không nhận ra. MamiBuy sẽ giúp mẹ tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Hăm tã là hiện tượng phổ biến nhiều trẻ mắc phải vì da của bé còn non và nhạy cảm. Tuy nhiên, hăm tã và nấm cũng có khá nhiều biểu hiện giống nhau mà đôi khi mẹ vô tình không nhận ra. MamiBuy sẽ giúp mẹ tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!   Hăm tã là gì? Hăm tã là một dạng viêm da ở khu cực mặc tã. Hiện tượng này xảy ra khi bé mang tã/ bỉm khiến da bị ửng đỏ là bé khó chịu. Bệnh xảy ra do da bé vốn mỏng manh và nhạy cảm nhưng phải thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng, nầm hoặc vi khuẩn tích tụ ở tã và cọ xát vào bề mặt tã/bỉm.   Có khá  nhiều yếu tố làm tăng tỉ lệ bé bị hăm tã bao gồm: bỉm quá chật, mẹ không thay bỉm thường xuyên cho bé, mẹ không lau khô cho con trước khi mặc tã, tã mẹ sử dụng cho bé không đủ mềm mại, thấm hút, bé dị ứng với thành phần thấm nước nhân tạo ở tã bỉm hay bé bị tiêu chảy cấp. Để hiểu rõ hơn về hăm tã, các mẹ đọc bài này nhé Hăm tã ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị   Phân biệt hăm tã và nấm candida Trong những ngày đầu, mẹ có thể nhầm lẫn việc bé bị hăm tã hay bị nấm bởi biểu hiện của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, mẹ sẽ nhận ra sự khác biệt của vấn đề này như sau: - Hăm tã: Phần da tiếp xúc với tã/bỉm nổi mần đỏ, nằm rải rác ở khu vực tiếp xúc với tã/bỉm như trên mông, bộ phận sinh dục và ngấn ở bẹn, đùi   - Nhiễm nấm: Vùng da bị nấm của bé có màu đỏ rực, xung quanh xuất hiện các nốt có gờ nổi và mọc xung quanh vùng bị hăm, chủ yếu xuất hiện ở nếp gấp của da, đùi và bộ phận sinh dục. Hăm tã vốn dĩ không nguy hiểm và mẹ có thể điều trị cho con ngay ở nhà. Tuy nhiên, khi sử dụng bỉm/ tã thường xuyên khiến vùng da đóng tã bị bí, không thông thoáng, nước tiểu bị ứ động làm tổn thương lớp biểu bì phía trên, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào trong da và gây bệnh. Chính vì nguyên nhân bị ẩm ướt, bé có thể bị viêm da nhiễm trùng hoặc viêm do nấm candida. Bệnh này khi điều trị không triệt để, có thể gây viêm âm đạo ở bé gái do nấm lan vào.   Điều trị hăm tã và nấm Với bé bị hăm tã, việc điều trị cho bé đơn giản hơn. Việc đầu tiên, mẹ cần đảm bảo khu vực dùng tã bỉm của bé luôn được khô thoáng. Mẹ cần lau khô sau khi vệ sinh cho bé, sử dụng kem trị hăm trước khi mặc bỉm mới cho con. Mẹ đừng quên thay bỉm liên tục để đảm bảo da của bé không bị ẩm ướt. Với các trường hợp bé bị hăm tã nặng, mẹ nên hạn chế cho con mặc tã/ bỉm trong thời gian điều trị. Ngoài ra, có một số mẹo dân gian để giúp bé nhanh lành vết hăm như vệ sinh bẳng nước trà, nước luộc trầu không. Các mẹ nhớ là khi bé hăm tã, nên hạn chế rửa mạnh vì có thể làm trầy lớp da mỏng manh của bé. Mẹ nên dùng khăn mềm, thấm nước rửa nhẹ nhàng cho con nhé. Trường hợp bé bị mắc nấm, mẹ cần cho bé đi khám để được bác sĩ kê thuốc bôi đặc trị, tránh lây lan đến khu vực vùng kín của bé. Mẹ tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc có thành phần kháng sinh hay corticoid để bôi cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.