Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Hăm tã ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh thì bệnh hăm tã là một bệnh khá phổ biến mà các mẹ bỉm sữa hay phải đối mặt. Cùng Mamibuy tìm hiểu về căn bệnh này và trang bị thêm kiến thức mà một mẹ bỉm sữa cần có để giúp con tránh khỏi bệnh này nhé!

Với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh thì bệnh hăm tã là một bệnh khá phổ biến mà các mẹ bỉm sữa hay phải đối mặt. Cùng Mamibuy tìm hiểu về căn bệnh này và trang bị thêm kiến thức mà một mẹ bỉm sữa cần có để giúp con tránh khỏi bệnh này nhé!   Hăm tã trông như thế nào? Nếu vùng tã trên cơ thể con có dấu hiệu kích ứng và đỏ ran, rất có thể đó là những biểu hiện của bệnh hăm tã. Da bé có thể hơi sưng lên và khi mẹ sờ thử sẽ thấy nóng ran. Hăm tã có thể ở dạng nhẹ, chỉ với một vài đốm màu đỏ gai ở một khu vực nhỏ, hoặc lan rộng ra với những vệt đỏ sưng tấy lan đến bụng và đùi của bé. Vì sao bé lại bị hăm tã? - Ẩm ướt: Ngay cả loại tã siêu thấm nhất cũng để lại độ ẩm nhất định trên da của bé. Và khi nước tiểu và vi khuẩn ở phân của trẻ hòa lẫn, nó  sẽ phân hủy thành amoniac và gây hại cho da bé. Đó là lý do tại sao trẻ em đi ị thường xuyên hoặc bị tiêu chảy sẽ dễ bị hăm tã hơn. Mặc dù bé mặc tã bị ướt hoặc bẩn quá lâu sẽ dễ bị hăm hơn, nhưng bất kỳ bé nào có làn da nhạy cảm đều có thể bị hăm, ngay cả khi các mẹ chăm chỉ thay tã. - Do cọ xát và kích ứng với các thành phần của tã: Hăm tã có thể cũng do tã của bé cọ xát với làn da mỏng manh của con, đặc biệt là nếu da bé nhạy cảm với các chất lạ, có thể là hương liệu trong những loại tã dùng một lần hoặc các chất tẩy có trong nước giặt tã vải. - Chưa quen với thức ăn lạ: Hăm tã cũng phổ biến khi bé chuyển sang món ăn mới. Bất kỳ đồ ăn mới nào cũng làm thay đổi thành phần của phân, nhưng axit trong một số loại thực phẩm (như dâu tây và nước ép trái cây) có thể là nguyên nhân đi ị nhiều hơn ở bé. - Nhiễm khuẩn: Vùng tã của bé khá bí và ẩm ướt – là nơi mà vi khuẩn và nấm men ưa thích. Vì vậy, nấm và vi khuẩn rất dễ phát triển ở vùng da này, đặc biệt là trong các vết nứt và nếp gấp trên da của bé. - Kháng sinh: Khi bé uống thuốc kháng sinh (hoặc các mẹ đang uống kháng sinh mà vẫn cho bé bú), bé sẽ dễ bị nhiễm nấm hơn vì những loại thuốc này tiêu diệt những loại vi khuẩn có lợi có nhiệm vụ kiểm soát nấm men cũng như vi khuẩn có hại gây bệnh. Thuốc kháng sinh cũng có thể gây tiêu chảy và có thể gây ra hăm tã. Cách tốt nhất để chữa trị hăm tã: - Giữ vệ sinh cho bé khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. - Giặt sạch tã lót cho bé. Không sử dụng khăn lau có chứa cồn hoặc nước hoa. - Thấm khô da của bé nhẹ nhàng, không chà xát mạnh. - Thoa một lớp dầu hoặc kem mỡ tạo thành một hàng rào bảo vệ da bé khỏi phân và nước tiểu. - Đóng bỉm hoặc tã cho bé không quá chặt, hoặc sử dụng tã lớn hơn một chút để đỡ bí hơn. - Khi thời tiết ấm áp và bé ra ngoài chơi, hạn chế sử dụng tã và kem chống hăm càng lâu càng tốt. Tiếp xúc với không khí sẽ tăng tốc độ hồi phục cho làn da của bé. Gợi ý một số loại kem trị hăm cho bé yêu: - Kem đa năng Lucas Papaw: là dòng sản phẩm đa năng của Úc, được chiết xuất từ đu đủ tươi như tên gọi “Papaw”. Không chỉ phù hợp với mọi loại da của cả mẹ và bé, kem đa năng Lucas còn có rất nhiều công dụng khác, từ trị nẻ, trị hăm cho bé đến công dụng dùng làm kem lót trang điểm cho các mẹ nữa. Đối với các mẹ đang cho bé bú thì vừa có thể dùng trị hăm tã cho bé, vừa dùng để bôi trị nứt đầu ti cho các mẹ nữa, thật là tiện phải không nào?   - Kem chống hăm Bubchen: là thương hiệu nổi tiếng của Đức. Các sản phẩm của Bubchen được sản xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên hoàn toàn thân thiện, không chứa dầu khoáng, không chứa màu nhân tạo, không có chất bảo quản, không chứa nước hoa và dầu hương liệu, không chứa chất kết dính PEG. Kem chống hăm Bubchen giúp bảo vệ một cách hữu hiệu nhất làn da nhạy cảm ở mông trẻ khỏi ngấm nước tiểu. Kem có chất chống gây hăm giúp da trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ, không bị mẩn đỏ, chăm sóc da mềm mại, không chứa hương liệu gây kích ứng da, không chứa dầu khoáng và đặc biệt là hỗ trợ chức năng bảo vệ da.   - Kem chống hăm Penaten: là sản phẩm chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh được yêu thích hàng đầu tại Đức. Sản phẩm giúp làm dịu ngay vết hăm, giảm độ lan rộng cũng như ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài việc phòng và chữa hăm hiệu quả thì kem chống hăm Penaten còn có tác dụng giúp dưỡng ẩm cho làn da, có tác dụng như một lớp màng bảo vệ cho làn da bé.   - Kem chống hăm Johnson’s Baby Nappy Cream: là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ đã quá quen thuộc với các mẹ bỉm Việt Nam. Có mùi hương nhẹ, dễ chịu, bảo vệ da, chống lại hăm tã, tránh tình trạng khô da, mẩn ngứa.   - Kem chống hăm Sudocrem: là nhãn hiệu kem chống hăm hàng đầu tại Anh. Do Sudocrem không thấm nước nên có tác dụng bảo vệ làn da của bé khỏi phân và nước tiểu. Ngoài ra, Sudocrem còn có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng, nên các mẹ có thể sử dụng làm thuốc bôi muỗi hoặc côn trùng đốt cho bé.  Chúc các bé luôn khỏe mạnh và chúc các mẹ luôn trang bị đủ những kiến thức đúng đắn trong việc chăm sóc bé nhé!