Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

Trẻ làm việc nhà sẽ có khả năng thành đạt hơn

Khi xã hội chúng ta ngày càng phát triển, bố mẹ càng ít giao việc nhà cho con cái. Một là các gia đình khá giá đều có người giúp việc làm hết các việc trong nhà, hai là trẻ cần có thời gian để đi học thêm học nếm, học văn hóa, học múa hát đàn ca sáo nhị, tham gia các hoạt động sôi nổi khác chứ lấy đ

Khi xã hội chúng ta ngày càng phát triển, bố mẹ càng ít giao việc nhà cho con cái. Một là các gia đình khá giá đều có người giúp việc làm hết các việc trong nhà, hai là trẻ cần có thời gian để đi học thêm học nếm, học văn hóa, học múa hát đàn ca sáo nhị, tham gia các hoạt động sôi nổi khác chứ lấy đâu ra thời gian mà quét nhà với nấu cơm. Bố mẹ càng thương con lại càng không muốn BẮT CON LÀM VIỆC NHÀ, để con có thời gian nghỉ ngơi sau giờ học! Hơn nữa để chúng nó làm vừa mất thời gian kì kèo nhắc nhở mà có khi làm xong bố mẹ lại phải xắn tay làm lại từ đầu nên thôi tốt nhất tự làm lấy cho nhanh! Thế nhưng theo một nghiên cứu có tầm cỡ rất lớn từ đại học Harvard, kéo dài suốt 75 năm cho thấy một trong những yếu tố có liên hệ tới sự thành công của mỗi người chính là tinh thần làm việc và điều này bắt nguồn cách họ làm việc nhà ngay từ khi còn nhỏ! Nghe thì có vẻ rất buồn cười vì con đường đến thành công thường hay khiến chúng ta nghĩ đến học học và học, phải vào trường chuyên lớp chọn, phải đỗ đại học, phải học ngành hót, phải xin được việc tốt… vân vân và mây mây. Nhưng thực tế có thể thấy là người thành công là những người không ngại khó, ngại khổ, ngại thử thách… sẵn sàng đảm nhận những việc khó nhằn, vất vả mà ko ai muốn làm. Và những điều khó khổ đó bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất chính là VIỆC NHÀ! Chẳng ai muốn làm việc nhà cả, về đến nhà ai chẳng muốn vắt chân lên bàn nằm xem tivi, nhưng chính những người có tinh thần làm việc và trách nhiệm sẽ xắn tay áo lên và dọn dẹp nhà cửa trước khi nằm xuống hưởng thụ. Hay nôm na còn gọi là “vượt sướng vươn lên”.  Việc nhà không của riêng ai mà của cả gia đình, một khi đã là một phần của gia đình thì ai cũng cần phải đóng góp, dù ít dù nhiều, dù lớn dù bé. Trẻ có thể xây dựng thói quen ĐÓNG GÓP này chính từ việc giúp đỡ bố mẹ anh chị em làm việc nhà, để sau này khi lớn hơn, trẻ sẽ có ý thức ĐÓNG GÓP trong học tập, trong công việc, trong cộng đồng và chính những đóng góp này là nơi mà cơ hội sẽ mở ra rất nhiều con đường tới thành công.  Nghiên cứu kéo dài 25 năm của Marty Rossmann từ đại học University of Mississippi cho thấy việc tham gia làm việc nhà giúp trẻ lớn lên có sự cảm thông và chia sẻ hơn. Những trẻ bắt đầu làm việc nhà từ 3,4 tuổi có xu hướng trở thành người đúng mực, có mối quan hệ tốt hơn với bạn bè và gia đình, thành công hơn trong sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, nếu chờ cho đến khi 15, 16 tuổi, việc tham gia vào việc nhà có thể phản tác dụng, có xu hướng giảm sự thành công. Không chỉ vậy trẻ sẵn sàng làm việc nhà cũng là một trong những dự đoán tốt về sức khỏe tâm thần ở tuổi trưởng thành. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách thay đổi cách nhìn của chính mình về việc nhà, bởi bố mẹ chính là hình mẫu để các con noi theo đó. Theo như trong cuốn “Kids Are Worth It!” của Barbara Coloroso, nếu bố mẹ đùn đẩy không muốn làm việc nhà rồi đổ cho con, bắt con làm thì ngay lập tức con sẽ thấy việc nhà thật kinh khủng và nhàm chán. Nhưng nếu đó là một phần tất yếu để cho ngôi nhà hoạt động được trơn tru, cả gia đình cùng tận hưởng thì ai trong gia đình cũng cần và nên tham gia. Bắt đầu sớm là cách tốt nhất. Đối với trẻ 1-2 tuổi bất cứ việc gì cũng có thể trở thành một trò chơi thú vị. Mình cho My xếp bát, nhặt rau, quét nhà… Mặc dù xếp bát xong mẹ vẫn phải xếp lại, rau nhặt xong thì vứt 2/3 mớ chẳng còn gì ăn, quét nhà thì bụi bay khắp nơi. Nhưng với con đó là niềm vui thú khám phá rất đơn giản, dễ tìm. Thay vì cho con xem ti vi để mẹ rảnh tay nấu cơm, mẹ thử dành nhiều thời gian nấu hơn một chút để con cùng tham gia. Con có thể làm cùng hoặc đứng cạnh xem và mẹ giải thích từng bước các công việc mẹ đang làm. Đừng đợi đến khi con lớn hơn, bắt đầu ham mê những thứ khác thì việc đấu tranh lấy mất thời gian khỏi các đam mê đó cho việc nhà sẽ càng khó khăn.  Hãy nhờ con GIÚP bố mẹ, LÀM CÙNG bố mẹ thay vì bắt con tự làm hay làm hết cho con, ví dụ như dọn dẹp đồ chơi, cất quần áo, lau nước con làm đổ… Khi con làm đổ đồ, đừng nhanh tay dọn ngay thay con mặc dù như vậy thì nhanh hơn thật, hãy rủ con cùng dọn để con thấy có trách nhiệm với hành động của mình và rút kinh nghiệm cho lần sau. Ngược lại cùng KHÔNG BẢO CON PHẢI làm này làm kia. Trẻ đang trong giai đoạn muốn khẳng định mình nên tất nhiên chẳng hề muốn bị sai khiến. Trẻ sẽ hào hứng hơn khi thấy bố mẹ cần mà mình lại có thể giúp ngay được, thật là có ích!   Quan điểm của mình là không nên thưởng khi con tham gia làm việc nhà. Chính vì việc nhà là một phần tất yếu, bố mẹ cũng ko có được thưởng khi hoàn thành, nên con cũng vậy. Bố mẹ có thể khen nhưng tuyệt đối ko nên cho tiền, cho bánh kẹo khiến trẻ trông đợi thâm chí đòi hỏi phần thưởng mới thực hiện việc… Nghiên cứu ở trẻ 20 tháng tuổi cho thấy những trẻ được thưởng sau khi giúp đỡ bố mẹ có xu hướng không nhiệt tình tham gia giúp đỡ ở lần sau. Trẻ càng quan sát nhiều, tham gia nhiều thì từ vụng về, làm đổ vỡ vương vãi, trẻ sẽ nhanh chóng trở nên khéo léo hơn. Mẹ nào follow instagram mymyeveryday và xem story hàng ngày sẽ thấy My bây giờ xếp bát rất siêu, chồng nào ra chồng nấy rất đúng loại. Trẻ sẽ không thể học làm việc nhà nếu còn bận xem tivi và chẳng động tay vào thực hành. Bố mẹ như những người thầy cô đầu tiên của trẻ vậy, vì thế đừng làm bài tập hộ con nhé, hãy để con tự làm, dù sai nhưng con sẽ tiến bộ. Đừng ngại cho con làm việc nhà nữa nha bố mẹ!   Video My giúp bố mẹ làm việc nhà nè, các cô các chú cùng xem cháu thể hiện nha!  https://www.facebook.com/mymyeveryday/videos/2107600186130591/ Nghiên cứu từ đại học Harvard : https://en.wikipedia.org/wiki/Grant_Study https://ajp.psychiatryonline.org/doi/abs/10.1176/ajp.138.11.1433 Nghiên cứu của Rossmann: http://ghk.h-cdn.co/assets/cm/15/12/55071e0298a05_-_Involving-children-in-household-tasks-U-of-M.pdf Nghiên cứu về thưởng cho trẻ 20 tháng http://psycnet.apa.org/record/2008-16008-021