Sữa mẹ
Máy hâm sữa
Cọ bình sữa
Tiểu đường thai kì
Vỡ tử cung
Xuất tinh sớm

3 tháng cuối mẹ nhất định phải nhớ những điều sau để mẹ tròn con vuông! Kiêng cữ khoa học cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Thông thường mẹ bầu sẽ trải qua ba tháng đầu mệt mỏi vì ốm nghén, ba tháng giữa thoải mái dễ chịu, và ba tháng cuối vất vả nặng nề nhất nhưng cũng đầy háo hức vì sắp được chào đón bé yêu. Giai đoạn này mẹ đã quen và bớt lo lắng về các nguy cơ động thai, sảy thai, nên thả lỏng hơn trong thói quen sin

Thông thường mẹ bầu sẽ trải qua ba tháng đầu mệt mỏi vì ốm nghén, ba tháng giữa thoải mái dễ chịu, và ba tháng cuối vất vả nặng nề nhất nhưng cũng đầy háo hức vì sắp được chào đón bé yêu. Giai đoạn này mẹ đã quen và bớt lo lắng về các nguy cơ động thai, sảy thai, nên thả lỏng hơn trong thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên đây mới là lúc cần hết sức chú ý để giữ gìn, có những điều sẽ phải kiêng khem hoặc giảm tránh, để mẹ khỏe, con ra đời được bình an.     1. Di chuyển đường xa Bước qua tháng thứ 7, bụng mami to lên nhiều và thai nhi phát triển rất nhanh. Tử cung căng giãn và các cơ vùng kín cũng giãn theo, trở nên mềm yếu hơn. Xương cốt của mẹ cũng yếu đi phần nào do phần lón canxi được dành cho thai nhi. Tình trạng sức khỏe tổng thể sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Nếu di chuyển đường xa mẹ sẽ dễ bị nhức mỏi, động thai, thậm chí có thể vỡ ối, sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và con. Đặc biệt không nên đi xe ghế ngồi với hành trình dài. Nếu có thể thì mami hãy tránh phải đi xa nhé. Khi đi máy bay, tùy hãng bay mà từ tuần thai 28 trở đi,  mẹ bầu sẽ phải xuất trình giấy tờ khám thai và có giấy đồng ý của bác sĩ, mẹ cũng phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm cho hãng hàng không. Hầu hết các hãng sẽ từ chối vận chuyển với thai phụ có thời gian dự sinh cách ngày bay khoảng 7 ngày.   2. "Chuyện ấy"   Nếu mami có một thai kỳ hoàn toàn bình thướng suốt 6 tháng đầu thì việc "yêu" chồng không cần phải kiêng khem. Tuy nhiên chỉ nên "hành sự" hợp lý và có mức độ vừa phải, tránh hoạt động quá mạnh sẽ kích thích sinh non. Còn nếu quá trình mang thai không suôn sẻ, thai nhi yếu thì mẹ phải kiêng hẳn để đảm bảo an toàn nhé. 3. Nằm ngửa Thai nhi trong tam cá nguyệt cuối lớn rất nhanh. Nếu mẹ nằm ngửa khi ngủ thì có thể bị cản trở lưu thông máu, con bị chèn ép. Thậm chí có trường hợp bà bầu sắp sinh chỉ vì nằm ngủ ngửa thường xuyên mà con bị chết lưu trong bụng. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ nên nằm ngủ nghiêng, tốt nhất là nghiêng trái.   4. Ăn kiêng, ăn mặn Sẽ là hết sức bình thường khi mẹ bầu giai đoạn này nhanh đói và ăn rất nhiều. Mẹ cũng sẽ tăng cân nhanh chóng vì thai nhi đang gấp rút hấp thu dinh dưỡng để hoàn thiện cơ thể sẵn sàng cho ngày chào đời. Nếu lúc này mẹ ăn uống kiêng khem thiếu dinh dưỡng thì con sẽ bị gầy yếu, ảnh hưởng tới trí não và thể chất. Mẹ chỉ nên hạn chế đồ ngọt, đồ ăn nhanh, nước có gas, và ăn tăng cường những thực phẩm giàu dinh dưỡng lành mạnh. Ngoài ra dù thích đến mấy mẹ bầu cũng phải cố gắng giảm lượng muối trong thức ăn, ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ lẫn con nhé. Ăn mặn kéo dài khiến mẹ dễ tăng huyết áp, tiền sản giật, tích nước, phù nề tay chân, thai nhi bị rối loạn hấp thu dưỡng chất.   5. Xoa bụng và kích thích đầu nhũ hoa Nếu suốt thai kỳ mẹ có thói quen xoa bụng để âu yếm và giao tiếp với con, thì hãy hết sức hạn chế trong tam cá nguyệt thứ ba này nhé. Việc này tiềm ẩn nguy cơ sinh non vì có thể khiến tử cung của mẹ co thắt, gò cứng từng cơn, rất dễ chuyển dạ sớm. Việc kích thích đầu ti quá mạnh và thường xuyên cũng dẫn đến các hiện tượng tương tự, bởi vì ngực và vùng dưới có liên quan mật thiết đến nhau.   6. Đi xe đạp, xe máy Sẽ rất khó khăn và nhiều nguy hiểm khi mẹ tự mình lái xe đạp, xe máy với cái bụng bầu vượt mặt. Giữ thăng bằng đã khó, linh hoạt xoay sở khi gặp các tình huống bất ngờ càng khó hơn. Hoặc nếu nhỡ giữa đường mẹ bị đói, chóng mặt... thì cũng vô cùng đáng lo. Mẹ hãy tuyệt đối tránh tự đi xe mà hãy nhờ người thân đưa đi nhé.     7. Mặc quần lót màu tối  Đây là một kiêng cữ khoa học mà mẹ nên chú ý. Quần chíp màu sáng (trắng, vàng hoặc xanh nhạt, hồng nhạt) sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi dịch tiết âm đạo, kịp thời phát hiện và phân biệt những bất thường như viêm nhiễm phụ khoa hay rỉ ối, ra máu... nhờ đó nhanh chóng vào bệnh viện kịp thời.   8. Ít vận động Các cụ vẫn thường khuyên rất đúng là mẹ bầu sắp xinh nên đi lại nhẹ nhàng thường xuyên cho dễ đẻ. Việc vận động thường xuyên còn giúp khí huyết lưu thông, làm bà bầu dễ chịu, dễ thở, ngủ ngon. Mami không nên nằm hoặc ngồi bất động quá lâu, tưởng chừng như an toàn nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi ê ẩm, thai nhi kém phát triển.   9. Làm việc nhà Giặt giũ, quét dọn nhà cửa, chăm chó mèo, nấu ăn bằng bếp có khói... là những công việc thường ngày nhưng có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Khi bụng mang dạ chửa nặng nề, việc hít thở thôi cũng khiến mẹ mệt và dễ choáng, không nên làm việc nhà vất vả. Ngoài ra những bụi bẩn, vi khuẩn, virus từ rác, chó mèo... có thể khiến mẹ nhiễm bệnh, ảnh hưởng cả đến con.   Trên đây là những điều kiêng cữ khoa học mà các chuyên gia y tế khuyến cáo với mẹ bầu khi bước sang tam cá nguyệt thứ ba. Mami hãy ghi nhớ và tuân thủ nhé, không nên chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Chúc các mami sớm mẹ tròn con vuông!